MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 79 - 82)

BÀI TẬP 14

Ngày 5/12/2012 nhằm trang bị cho HLV và học viên võ thuật, công ty TNHH Dịch vụ MARTIAL (có trụ sở thương mại tại Pháp) giao kết hợp đồng với công ty TNHH ADIDAS (có trụ sở thương mại tại Đức) mua 1000 đôi giày thể thao trị giá 400.000 USD, thời hạn giao hàng là ngày 19/01/2013 theo điều kiện EXW- Incoterms 2000.

Ngày 13/01/2013, đình công xảy ra tại công ty ADIDAS. Ngày 17/01/2013, khi đình công chấm dứt, ADIDAS gửi fax cho MARTIAL báo rằng do sự kiện đình công nên công ty này không sản xuất kịp, vì vậy không giao hàng kịp cho MARTIAL vào ngày 19/01/2013 như quy định trong hợp đồng. MARTIAL yêu cầu ADIDAS tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng cách cho gia hạn đến ngày 25/01/2013, ngoài ra còn đòi bồi thường thiệt hại do chậm trễ giao hàng. ADIDAS không đồng ý các yêu cầu này.

Hòa giải không thành công, ADIDAS và MARTIAL thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp tại trung tâm trọng tài quốc tế Paris.

Anh/Chị hãy cho biết:

1. Luật nào được áp dụng để điều chỉnh trong trường hợp này? Tại sao?

2. MARTIAL lập luận rằng điều khoản Force Majeure trong hợp đồng quy định rõ đình công không được xem là căn cứ miễn trách. Tuy nhiên, ADIDAS cho rằng vì các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên CISG 1980 nên phải tuân theo Điều 79 CISG 1980 để xác định miễn trách, từ đó ADIDAS cho rằng mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. ADIDAS có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp này không?

BÀI TẬP 15

Ngày 15/06/2014 doanh nghiệp A (trụ sở tại Hà Nội) ký kết hợp đồng bán 1000 MT cà phê với giá 400 USD/MT cho doanh nghiệp B (trụ sở tại Singapore), giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng Hải phòng (Incoterms 2010). Thanh toán bằng L/C. Thời hạn giao hàng từ ngày 15/09 đến 30/09/2014.

Ngày 16/09/2014 công ty A gửi cho B một thông báo với nội dung rằng tại Việt Nam đang có bão, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và thu hoạch cà phê. Do đó, A không thể giao hàng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng và hiện tại, doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục hậu quả để họat động bình thường trở lại và sẽ thông báo lịch giao hàng cụ thể sau.

Công ty B không đồng ý và yêu cầu công ty A giao hàng đúng thời hạn đã thoả thuận, nếu không sẽ bị công ty B kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do giao hàng trễ hạn. Các bên không thương lượng được và đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore.

Giả sử luật áp dụng là CISG 1980 và hợp đồng không có quy định về điều khoản miễn trách nhiệm, Anh/Chị hãy chọn bên A hoặc bên B để bảo vệ quyền lợi và đưa ra lập luận phù hợp.

BÀI TẬP 16

Công ty C (có trụ sở tại Thụy Sĩ) ký hợp đồng nhập khẩu quần áo trẻ em với công ty D (có trụ sở tại Mỹ) với điều kiện giao hàng CIF - Incoterm 2000. Theo hợp đồng, thời hạn giao hàng là ngày 10/01/2010. Để thực hiện hợp đồng đã ký với công ty C, công ty D đã ký hợp đồng mua nguyên vật liệu với công ty E (có trụ sở thương mại tại Hungary).

Tình huống 1: Giả sử E không giao nguyên vật liệu theo đúng thời hạn đã quy định trong

hợp đồng đã ký với D. Ngày 20/01/2010, D mới giao hàng cho C. C yêu cầu bồi thường thiệt hại. D không đồng ý vì việc họ không giao hàng được đúng hạn vì người thứ ba là E không thực hiện việc giao nguyên vật liệu. Cho biết quan điểm của Anh/Chị về vấn đề này.

Tình huống 2: Giả sử E không giao nguyên vật liệu được cho D vì dây chuyền sản xuất bị

hư hỏng thì D có được miễn trách nhiệm khi không thực hiện hợp đồng với C không? Nghĩa vụ vận chuyển, giao nhận hàng hóa và bảo hiểm giữa C và D được phân chia như thế nào?

Tình huống 3: Giả sử hàng hóa của D được đưa lên tàu tại Hoa Kỳ đúng thời hạn. Nhưng

trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho C đến Thụy Sĩ thì gặp bão nên đến 30/01/2010 hàng hóa của D mới đến công ty C. Trách nhiệm của D trong trường hợp này như thế

nào?

Biết rằng Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Hungary đều là các quốc gia thành viên CISG 1980. Áp dụng CISG 1980 để giải quyết vụ việc trên.

BÀI TẬP 17

Công ty Dược Việt Nam (DVB) giao kết hợp đồng mua lá thuốc với Công ty CRM có trụ sở tại Pháp. Được biết nhà cung cấp duy nhất của DVN là Công ty Ling Sun có trụ sở tại Trung Quốc. Theo hợp đồng, mỗi quý trong năm 2017, DVN sẽ giao cho CRM 01 tấn lá thuốc với giá 300 triệu VNĐ/tấn. Tháng 6/2017, chính phủ Trung Quốc nhận thấy dược tính cao của loại lá thuốc cũng là đối tượng của hợp đồng giữa DVN và CRM nên đã hạn chế xuất khẩu loại lá này. Công ty Ling Sun do đó chỉ có thể cung cấp cho DVN một số lượng ít (100kg) mỗi tháng. Vì vậy, DVN ngay lập tức thông báo tình hình và nêu lý do mình không thể giao hàng cho CRM. CRM nắm rõ tình hình, ngay sau khi nhận được thông tin về lệnh hạn chế xuất khẩu lá thuốc từ Trung Quốc, giám đốc CRM đã điện thoại cho DVN đề nghị thay đổi hợp đồng theo đó DVN sẽ chỉ cung cấp cho CRM 300kg lá thuốc mỗi quý. Bên DVN đồng ý các thay đổi được nêu trong cuộc điện thoại. Tuy nhiên sau đó, DVN đã không thực hiện việc giao hàng này. CRM đã kiện DVN ra Tòa án nhân dân TP. HCM.

Anh/Chị hãy cho biết DVN có được miễn trách đối với việc không giao hàng hay không? (căn cứ theo Pháp luật Việt Nam và CISG 1980)

Công ty Costa del cocoa Brasile (CCB) có trụ sở tại Rio de Janeiro, Brazil giao kết hợp đồng cung cấp 1000 tấn ca cao nguyên liệu cho công ty Belgian Chocolate Neuhaus (BCN) có trụ sở tại Bỉ. Việc giao hàng sẽ chia làm 04 đợt chia đều cho 04 quý trong năm 2016. Công ty CCB cung cấp được 500 tấn ca cao cho công ty BCN cho tới tháng 6/2016. Tuy nhiên, tháng 7/2016, nắng nóng và khô hạn đã gây nên cháy rừng trên diện rộng tại Brazil. Công ty CCB lập tức thông báo cho BCN về tình hình này và tuyên bố thời gian giao hàng có thể bị dời lại so với thoả thuận ban đầu. Trên thực tế, với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tại Brasil, CCB biết rằng nguy cơ cháy rừng vào mùa hè tại quốc gia này rất cao nên đã luôn chuẩn bị hàng sẵn trong kho, chất lượng hàng này đủ điều kiện để giao hàng cho BCN. Mặc dù vậy, trong hai quý sau của năm 2016, không có thêm một lô ca cao nào được vận chuyển đến cho người mua. Công ty BCN sau đó đã đưa vụ việc ra trọng tài ICC để giải quyết. Trong phiên trọng tài, Công ty CCB viện dẫn sự kiện cháy rừng vào tháng 7/2016 để làm căn cứ miễn trách giải thích cho việc không tiếp tục giao hàng cho BCN.

Anh/Chị hãy đánh giá liệu CCB có được miễn trách trong trường hợp này không, căn cứ theo quy định của CISG?

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w