Thực thi các khuyến nghị và phán quyết

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 61 - 62)

- Chức năng (Điều 17.13 DSU): Cơ quan Phúc thẩm xem xét đơ kháng nghị (yêu cầu phú

5. Các giai đoạn giải quyết tranh chấp

5.4 Thực thi các khuyến nghị và phán quyết

● Thi hành phán quyết: quốc gia thua kiện phải rút lại các biện pháp bị coi là vi phạm quy định của các hiệp định thương mại trong khuôn khổ WTO và thay thế bằng một biện pháp thương mại khác.

● Giám sát của DSB: DSB là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết của mình (Điều 2 DSU).

● Thời hạn thực hiện:

- Bên thua kiện phải tuyên bố dự định thực hiện các các khuyến nghị và phán quyết của DSB tại một cuộc họp của cơ quan giải quyết tranh chấp diễn ra 30 ngày sau khi báo cáo được thông qua.

- Nếu việc tuân thủ ngay không thể thực hiện được, thì quốc gia phải thực hiện sẽ được dành cho “một khoảng thời gian hợp lý” được xác định theo Điều 21.3 DSU.

● Các biện pháp tạm thời trong trường hợp phán quyết của DSB không được thực thi hoặc không được thực thi trong thời gian quy định

(i) Bồi thường

Nếu khuyến nghị và phán quyết của DSB không đạt được sự tuân thủ hoàn toàn vào cuối thời hạn hợp lý, bên thua kiện phải đàm phán với bên khởi kiện nhằm thống nhất một sự bồi thường được chấp nhận chung (Điều 22 DSU).

(ii) Trả đũa thương mại (hoãn thực hiện các cam kết thương mại) - Điều kiện áp dụng: Điều 22.2 DSU

- Các nguyên tắc điều tiết việc trả đũa thương mại:

● Mức độ đình chỉ các nghĩa vụ: phải “tương đương” với mức độ bị triệt tiêu hoặc phương hại (Điều 22.4 DSU)

● Hình thức trả đũa, có ba biện pháp trả đũa theo thứ tự ưu tiên, được xếp thành 2 nhóm:

(1) Biện pháp trả đũa song hành: trả đũa được áp dụng trong cùng lĩnh vực (Điều 22.3(a)

(2) Biện pháp trả đũa chéo: bao gồm 2 biện pháp

✔ Trả đũa chéo lĩnh vực: trả đũa áp dụng trong một lĩnh vực khác trong cùng hiệp định. (Điều 22.3(b) DSU);

✔ Trả đũa chéo hiệp định: việc trả đũa thực hiện trong một hiệp định khác (Điều 22.3(c) DSU).

PHẦN III: ÔN TẬP

CÂU HỎI LÝ THUYẾT-THẢO LUẬN

1. Phân tích những hạn chế của hệ thống giải quyết tranh chấp GATT 1947 và những đặc điểm mang tính “đổi mới” của hệ thống giải quyết tranh chấp WTO.

2. WTO có cơ quan tài phán độc lập hay không?

3. Phân tích và cho ví dụ minh họa về phạm vi áp dụng của DSU.

4. Trong một số hiệp định của WTO như Hiệp định TBT, Hiệp định ADA cũng có điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp, vậy khi tranh chấp trong các lĩnh vực này xảy ra, DSU có được áp dụng không?

5. Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO diễn ra như thế nào?

6. Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm khác nhau như thể nào? Cơ quan Phúc thẩm có hoạt động mang tính vụ việc như Ban Hội thẩm không?

7. Phân tích cơ chế bồi thường trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

8. Cơ chế thực thi phán quyết giải quyết tranh chấp của WTO có thực sự hiệu quả không? Tại sao?

9. Quy định tại Điều 8.10 DSU về thành phần Ban Hội thẩm có làm hạn chế tính khách quan của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO không?

10. Tại sao giai đoạn tham vấn là bắt buộc?

11. “Bạn của tòa án” (amicus curiae) là gì và quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO về vấn đề này như thế nào?

12. Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa thương mại trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

13. Mục đích của việc đình chỉ thực hiện nghĩa vụ (hay trả đũa thương mại) là nhằm thực thi phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp hay để cân bằng lại các lợi ích thương mại bị ảnh hưởng?

14. Cơ chế giải quyết tranh chấp “phục vụ nguyên đơn” hiện nay của WTO có gây bất lợi cho bị đơn và ảnh hưởng đến tính công bằng của phán quyết giải quyết tranh chấp hay không?

15. Đánh giá về các quy định dành sự đối xử đặc biệt cho các thành viên đang và kém phát triển trong khuôn khổ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

16. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp hiện tại của WTO, liệu một nước có thể cố tình trì hoãn, kéo dài quá trình giải quyết tranh chấp như trong giai đoạn của GATT 1947 hay không?

17. Doanh nghiệp một nước thành viên có được kiện một chính phủ nước thành viên khác hay không?

18. Khi doanh nghiệp phát hiện thấy chính phủ một nước thành viên khác vi phạm quy định của WTO (nâng thuế suất quá mức đã ràng buộc, áp đặt hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, …) thì doanh nghiệp nên làm gì?

19. Một thương nhân bị thiệt hại do biện pháp thương mại của một quốc gia thành viên WTO có thể vận dụng pháp luật WTO để kiện quốc gia đó tại tòa án quốc gia hay không? Vì sao?

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w