Tự vệ thương mại theo Điều XIX GATT 1994 PHẦN III: ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 27 - 37)

4. Các trường hợp ngoại lệ

4.6. Tự vệ thương mại theo Điều XIX GATT 1994 PHẦN III: ÔN TẬP

PHẦN III: ÔN TẬP

CÂU HỎI LÝ THUYẾT-THẢO LUẬN

Trả lời các câu hỏi sau, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu rõ cơ sở pháp lý:

1. Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại đối với quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

2. Cho biết sự khác biệt giữa đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia.

3. Lợi ích của việc được hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở thành thành viên WTO là gì?

4. Ưu đãi về thuế trong WTO có phải là ưu đãi tốt nhất trong thương mại quốc tế không? 5. Nêu các trường hợp ngoại lệ của các nguyên tắc của WTO. Tư vấn chính sách cho các

Thành viên WTO để tận dụng lợi ích từ các ngoại lệ đó.

6. Phân tích sự khác nhau giữa liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do. Chứng minh thông qua ví dụ cụ thể.

7. Tại sao các ưu đãi trong khu vực thương mại tại sa(FTA) và liên minh hải quan (Custom Union) lại được xem là ngoại lệ của nguyên tắc MFN trong WTO.

8. Hãy trình bày nội dung và cơ sở pháp lý của ngoại lệ trong quy chế MFN của WTO đối với các thiết chế thương mại khu vực. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của ngoại lệ này đối với sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới.

9. Các thành viên trong một FTA có thể vi phạm một điều khoản cụ thể của WTO không (Ngoài MFN)? Ví dụ như áp dụng các hạn chế định lượng với quốc gia thứ ba (là thành viên WTO). (Bình luận vụ Thổ Nhĩ Kỳ-Ấn Độ, DS34, 21/3/1996) và Điều XXIV(8) GATT.

10.Nguyên tắc tối huệ quốc yêu cầu một nước đối xử bình đẳng với mọi nước khác. Vậy khi các nước ASEAN dành cho nhau thuế suất thấp hơn với thuế suất dành cho hàng hóa có xuất xử từ các nước ngoài ASEAN thì sao? Đây có phải là một sự vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc không?

11.Liên quan đến ngoại lệ về liên minh hải quan (CU) và khu vực thương mại tự do (FTA): Nếu hình thành ngày càng nhiều liên kết kinh tế, liên kết khu vực thì việc tham gia vào WTO có thực sự hiệu quả không? Nhất là đối với các chủ thể không nằm trong biên q liên kết khu vực nào?

12.Phân tích những ưu điểm của việc gia nhập WTO với tư cách là quốc gia đang phát triển.

13.Trình bày về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized system of Preferences – GSP) trong WTO. Việc áp dụng chế độ GSP cho các quốc gia đang phát triển và kém phát triển có phải là nghĩa vụ của các quốc gia phát triển theo quy định của Điều khoản

khả thể không? Tại sao?

14.So sánh sự giống và khác nhau giữa GSP và MFN.

15.Khi các thành viên phát triển dành GSP cho các thành viên đang và kém phát triển thì có cần tuân thủ MFN hay không? (Bình luận vụ Châu Âu- những điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan đối với các quốc gia đang phát triển, DS246, 05/3/2002).

16.Thuế trần là gì? Ý nghĩa của yêu cầu về mức thuế trần.

17.Thế nào là ngoại lệ chung được quy định tại điều XX GATT 1994 và điều kiện áp dụng ngoại lệ này.

18.Các cam kết về mức thuế trần có thể thay đổi được không? Anh/Chị hãy đánh giá tác động của quy định “mức thuế trần” đối với tự do hóa thương mại?

19.Cam kết của Việt Nam về mức thuế trần đối với mặt hàng X là 10%. Trên thực tế, Việt Nam áp dụng mức thuế 5% đối với mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc và mức 8% đối với hàng có xuất xứ từ Hoa Kỳ.

Câu hỏi:

(a) Biểu thuế trên của Việt Nam có vi phạm quy định về mức thuế trần trong WTO không?

(b) Việc quy định hai mức thuế khác nhau cho hai thành viên của WTO có vi phạm quy chế MFN không?

20.Liệt kê các hàng rào phi thuế quan và phân tích những khó khăn mà các thành viên của WTO gặp phải khi phải vượt qua các hàng rào này.

21.Tại sao lại có nhận định rằng: việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan hiện nay được coi là “chủ nghĩa bảo hộ mới” thay thế cho “chủ nghĩa bảo hộ cũ” (chủ nghĩa bảo hộ cũ thể hiện ở các mức thuế quan cao vốn đã bị cắt giảm qua các vòng đàm phán)?

22.Tại sao lại là cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan mà không phải là cắt giảm hàng rào phi thuế và dỡ bỏ hàng rào thuế quan?

23.Nếu được lựa chọn để bảo hộ hàng nội địa, biện pháp nào Anh/Chị sẽ lựa chọn: thuế quan hay phi thuế quan? Tại sao?

24.Sau khi gia nhập WTO, một thành viên có thể tăng thuế nội địa không? Có nhận định cho rằng việc tăng thuế nội địa làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu, do đó vi phạm các quy định của WTO mà cụ thể là Hiệp định GATT 1994. Quan điểm của Anh/Chị về nhận định này.

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI

Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao:

1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.

2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết. 3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối

huệ quốc.

4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.

5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, các nước chỉ cần chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều XX.

6. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union) được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG BÀI TẬP 1:

Tháng 10 năm 2008, quốc gia A chính thức trở thành thành viên của WTO. Trước yêu cầu của các thành viên, quốc gia A đồng ý chấp nhận giảm mức thuế đối với sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu từ các thành viên WTO từ 50% (mức thuế trước khi A gia nhập WTO) xuống còn 20%. Trong đó, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà được nhập khẩu vào thị trường A chủ yếu là sản phẩm của các doanh nghiệp của quốc gia B và C.

Tháng 12 năm 2008, quốc gia A và B ký hiệp định thương mại song phương. Theo hiệp định này, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của A sẽ được miễn thuế khi vào thị trường B. Trong khuôn khổ thoả thuận này, sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B khi nhập khẩu vào A được miễn thuế nhập khẩu.

Anh/chị hãy cho biết:

1. Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?

2. Giả sử A và B không ký hiệp định thương mại song phương kể trên. Tháng 1/2009, cơ quan y tế của quốc gia A phát hiện ra sản phẩm thuốc lá điếu xì gà nhập khẩu của tất cả các doanh nghiệp của B có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobine dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Trên cơ sở này, chính phủ quốc gia A quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh nghiệp đến từ B. Phản đối quyết định này, chính phủ quốc gia B cho rằng căn cứ vào quy định của WTO, A không được phép hạn chế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các thành viên WTO. Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế của A, Anh/Chị hãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi của mình.

BÀI TẬP 2:

J và B là hai quốc gia thành viên WTO, C đang đàm phán gia nhập WTO. J là một quốc gia xuất khẩu đồ điện tử hàng đầu thế giới. Trong khi đó, B là một nước công nghiệp mới nằm tại châu Á – Thái Bình Dương; cũng là một thị trường tiêu thụ hàng điện tử lớn. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của J tới thị trường của B lên tới 750 triệu USD. Trong những năm gần đây B bắt đầu phát triển quan hệ thương mại mật thiết với C. Năm 2007, C và B bắt đầu đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do song phương (CB - FTA) để xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước. Hai doanh nghiệp điện tử lớn của C và B là ASF và Technotronics đã tiến hành đàm phán hợp tác liên doanh sản xuất hàng điện tử. Họ đề nghị chính phủ hai nước C và B thiết lập chế độ ưu đãi thương mại đặc biệt

đối với các linh kiện điện tử và đồ điện tử có xuất xứ từ C và B, đồng thời tạo cho họ những lợi thế cạnh tranh hơn sản phẩm của J vốn đã có chỗ đứng tại B trong nhiều thập niên qua. Nếu được ưu đãi từ CB - FTA, ASF và Technotronics cam kết sẽ tăng đầu tư vào ngành sản xuất điện tử để hình thành nên chuỗi sản xuất của khối; dự án này cũng sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động của hai nước.

Đoàn đàm phán của C và B đang cân nhắc áp dụng (i) cơ chế hạn ngạch đối với hàng điện tử nhập khẩu, đặc biệt là đối với sản phẩm của J trong 5 năm đầu của CB - FTA, (ii) áp dụng thuế nhập khẩu 0% cho hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA. Chính phủ J kịch liệt phản đối đề án này và chỉ ra rằng nếu áp dụng cơ chế trên B sẽ vi phạm Điều I và XI GATT 1994.

Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ B, Anh/Chị hãy phân tích tình huống trên và giải quyết các vấn đề sau:

1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trong khuôn khổ CB-FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO không?

2. Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử có xuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J có vi phạm Điều I và điều XI của GATT như J khẳng định không?

3. Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử của mình và của C trong trường hợp này B có thể và cần cân nhắc những biện pháp thương mại nào?

BÀI TẬP 3:

E là một quốc gia xuất khẩu lốp xe hơi hàng đầu trên thế giới. B là một nước công nghiệp mới nằm tại châu Mỹ La-tinh; cũng là một thị trường tiêu thụ lốp xe hơi lớn với hơn 50 triệu người sử dụng xe hơi. Một số doanh nghiệp của B đã hợp tác với LOPe, hãng sản xuất lốp xe lớn hàng đầu của E, để xuất khẩu lốp xe cũ đã qua sử dụng để LOPe tái chế và sau đó tái nhập khẩu các lốp xe này vào B để bán trên thị trường.

Năm 2006-2008, do dịch bệnh sốt rét bùng phát tại nhiều địa phương, chính phủ của B bị đặt dưới áp lực phải có những biện pháp ngăn ngừa và phòng chống dịch bệnh này. Qua một nghiên cứu khoa học của Viện nghiên cứu bệnh nhiệt đới thì chính phủ được biết muỗi mang mầm bệnh sốt rét chủ yếu sinh sản ở các vùng nước đọng chứa trong các lốp xe phế thải. Căn cứ vào báo cáo này, chính phủ của nước B đã ra sắc lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E. Tuy nhiên, B vẫn cho một số doanh nghiệp trong nước sản xuất và phân phối lốp xe tái chế vì cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của họ an toàn và sản phẩm của họ ít có khả năng làm nguồn sinh sản của muỗi, không như công nghệ của LOPe. Chính phủ B cũng sẽ phạt các doanh nghiệp nào lưu giữ, chuyên chở và phân phối lốp xe tái chế không được cấp phép. Chính phủ B cho rằng biện pháp nêu trên vừa bảo đảm nhu cầu kinh tế của đất nước vừa góp phần hạn chế được dịch bệnh sốt rét.

E và B đều là thành viên WTO từ năm 1995. E dọa sẽ kiện B ra WTO vì B đã vi phạm Điều III và Điều XI của GATT.

1. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ B, Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý:

(i) Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạm nghĩa vụ thành viên WTO như E nhận định không?

(ii) Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con người của điều XX GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà nước này áp dụng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?

2. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ E, Anh/Chị hãy tư vấn nếu khởi kiện B thì E cần chứng minh những vấn đề gì? Đâu sẽ là điểm mạnh trong đơn kiện của E?

BÀI TẬP 4:

A là một nước đang phát triển ở châu Á, đồng thời là thành viên của WTO. Kể từ năm 1994 chính phủ A tiến hành phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe hơi quốc gia. Chính phủ cam kết hỗ trợ và tạo những điều kiện thuật lợi nhất để tập đoàn xe hơi quốc gia A- Motors, sản xuất ra chiếc xe hơi nội địa đầu tiên có tên là “Premier”. Tháng 4/1995 A- Motors liên doanh với Hankuk Motors (tập đoàn xe hơi lớn của H, một nước thành viên khác của WTO) để nhập khẩu động cơ xe, và các linh kiện khác của dòng xe “Paxon” nổi tiếng của Hankuk Motors để sản xuất xe Premier. A-Motors sẽ tiếp thu công nghệ của Hankuk Motors và dự tính sẽ sản xuất độc lập Premier trong vòng 10 năm.

Tháng 6/1995, A áp dụng chính sách phát triển công nghiệp xe hơi quốc gia với các điểm chính như sau: (1) giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận và linh kiện xe hơi, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của xe hơi thành phẩm có sử dụng các bộ phận và linh kiện này; (2) giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận được sử dụng để sản xuất các linh kiện và bộ phận của xe hơi, tùy theo tỷ lệ hàm lượng nội địa của linh kiện và bộ phận hoàn chỉnh và (3) giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi có hàm lượng nội địa nhất định (xe hơi có tỷ lệ linh kiện được sản xuất trong nước chiếm trên 30% được miễn thuế này). Được biết cho tới 12/1995, A mới chỉ cấp giấy phép sản xuất xe hơi cho liên doanh HanKuk Motors và A-Motors.

Các hãng sản xuất xe hơi của J, E, và U rất bất bình về chính sách này của A, vì cho rằng nó gây khó khăn cho chiến lược phân phối xe hơi xuất khẩu của họ tại A. Họ cho rằng chính sách này vi phạm các nghĩa vụ của A tại WTO.

Chính phủ A cho rằng những đòi hỏi của các hãng xe hơi nước ngoài là bất hợp lý vì trong lịch sử chính phủ nước họ cũng đã có những chính sách tương tự khi xây dựng các ngành công nghiệp non trẻ của mình, đặc biệt là ngành xe hơi - một ngành công nghiệp quan trọng của mỗi quốc gia. Bản thân A-Motors cũng có cam kết một lộ trình để tự sản xuất xe Premier.

Ngày 10/01/1996, J, E và U khởi kiện A tại WTO.

Anh/Chị hãy phân tích các vấn đề sau, nêu rõ cơ sở pháp lý:

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w