CÂU HỎI LÝ THUYẾT-THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 48 - 49)

3. Biện pháp tự vệ thương mại 1 Cơ sở pháp lý

CÂU HỎI LÝ THUYẾT-THẢO LUẬN

Trả lời các câu hỏi sau, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu rõ cơ sở pháp lý:

1. Mục đích và ý nghĩa của các biện pháp phòng vệ thương mại là gì? 2. Đặc tính chung của các biện pháp phòng vệ thương mại là gì?

3. Giả sử hàng hóa nhập khẩu nước ngoài gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước của Việt Nam. Theo Anh/Chị, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp pháp lý gì để bảo vệ ngành sản xuất trong nước? Cần điều kiện gì để áp dụng các biện pháp đó?

4. Doanh nghiệp trong nước đối phó với bán phá giá như thế nào? 5. Tại sao có luật cạnh tranh còn có chế định chống bán phá giá?

6. Tại sao WTO chỉ quy định về việc cấm hành vi trợ cấp (thông qua việc quy định trợ cấp đèn đỏ - chứ không phải cấm mọi loại trợ cấp) mà không cấm hành vi bán phá giá? Trình bày về cách xác định biên độ bán phá giá theo phương pháp Zeroing. Tại sao việc sử dụng phương pháp Zeroing trong xác định biên độ bán phá giá của một số quốc gia như Hoa Kỳ lại bị cơ quan giải quyết tranh chấp WTO kết luận là vi phạm các quy định của tổ chức này về bán phá giá (Đọc giáo trình và có thể tham khảo cuốn Tìm hiểu luật WTO qua một số vụ kiện về chống bán phá giá (Trần Việt Dũng và Trần Thị Thùy Dương chủ biên). Vụ kiện DS404 (Hoa Kỳ - Các biện pháp chống bán phá giá

áp dụng đối với một số loại tôm nhập khẩu từ Việt Nam) từ trang 161.

7. Thế nào là điều khoản rà soát hoàng hôn theo theo quy định của Hiệp định ADA? 8. Chủ thể nào có thể đứng ra yêu cầu điều tra về tình trạng hàng nhập khẩu phá giá? 9. Phân tích về quy chế nước có nền kinh tế thị trường và tác động của việc không được

công nhận có nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá.

10.Phân biệt trợ cấp “đèn đỏ”, trợ cấp “đèn vàng”; trợ cấp “đèn xanh” theo quy định của Hiệp định SCM. Có phải tất cả các biện pháp trợ cấp này đều không được phép áp dụng trong hệ thống thương mại đa phương WTO không?

11.Giảm thuế nhanh hơn lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO có vi phạm cam kết với tổ chức này không? Đây có phải là một hình thức trợ cấp cho những doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất hay không?

12.Phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” phát động từ trung ương đến địa phương có là một hình thức trợ cấp không?

13.Mọi chính sách của quốc gia đều có thể trở thành trợ cấp Chính phủ? (Ví dụ như chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 18% để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, hướng tới xuất khẩu, đây có phải là trợ cấp gián tiếp cho xuất khẩu?)

15.Về mặt bản chất, tự vệ thương mại có giống các biện pháp khắc phục thương mại còn lại của WTO (như biện pháp đối kháng với hành vi trợ cấp, biện pháp chống lại hành vi bán phá giá) hay không?

16.Tại sao nói biện pháp tự vệ thương mại là một ngoại lệ của quy định về mức thuế trần trong hệ thống thương mại WTO?

17.Tại sao Hiệp định tự vệ yêu cầu mức độ thiệt hại phải “nghiêm trọng” thay vì thiệt hại “đáng kể” như trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. 18. Có thể áp dụng biện pháp tự vệ ngay khi nhận thấy lượng hàng nhập khẩu tăng lên

được không?

19.Nếu ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng bởi hàng loạt nguyên nhân, bao gồm sự gia tăng của hàng nhập khẩu và thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, liệu rằng cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu có thể kết luận mối quan hệ nhân quả tồn tại theo Điều 4.2.b Hiệp định SA được không?

20.Biện pháp tự vệ tạm thời khác với biện pháp tự vệ chính thức ở điểm nào?

21.Liệu các nước có thể lợi dụng biện pháp tự vệ để hạn chế quá mức hàng nhập khẩu, ảnh hưởng tới tự do hoá thương mại hay không?

22.Các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi gì trong vấn đề tự vệ so với các thành viên khác của WTO?

23.Phân biệt giữa thủ tục điều tra chống trợ cấp, chống bán phá giá và vụ kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

24.Tại sao biện pháp tự vệ ít được sử dụng hơn so với hai công cụ phòng vệ thương mại còn lại là chống bán phá giá và chống trợ cấp?

25.Tìm hiểu và trình bày tình hình một số vụ việc về điều tra và áp thuế chống bán phá giá liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w