Các trường hợp miễn trách

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 71 - 74)

- Có ý định ràng buộc

2.5 Các trường hợp miễn trách

Cơ sở pháp lý: Điều 79, 80 CISG 1980

* Các trường hợp miễn trách

(1) Trở ngại;

(2) Lỗi của bên có quyền; (3) Hành vi của bên thứ ba; (4) Các bên thỏa thuận.

* Điều kiện vận dụng chế định miễn trách

(1) Nghĩa vụ chứng minh: bên vi phạm cần chứng minh được đầy đủ các yếu tố sau: + Xảy ra trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát;

+ Trở ngại đó không thể được tính tới một cách hợp lý bởi bên vi phạm vào lúc hợp đồng được ký kết;

+ Trở ngại đó không thể tránh được hoặc khắc phục được; + Mối quan hệ nhân quả.

(2) Bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ thông báo (trong thời gian hợp lý)

* Hậu quả pháp lý

Nếu chứng minh được các yêu cầu trên, bên không thực hiện nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các điều khoản khác về biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng của CISG 1980 vẫn có giá trị pháp lý.

PHẦN III: ÔN TẬP

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI

Các nhận định sau đúng hay sai, tại sao, nêu rõ cơ sở pháp lý:

1. Tất cả hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều được điều chỉnh bởi CISG 1980. 2. CISG 1980 điều chỉnh tất cả các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 3. CISG 1980 không điều chỉnh các hợp đồng gia công quốc tế.

4. Nếu các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng là CISG 1980 thì Công ước sẽ điều chỉnh hợp đồng của họ.

5. Incoterms điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

6. Các bên có quyền thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng trái với nội dung của Incoterms.

7. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận trái với nội dung Incoterms thì toàn bộ nội dung của Incoterms vô hiệu và không thể áp dụng cho hợp đồng.

8. Theo CISG 1980, trả lời chào hàng làm thay đổi nội dung chào hàng ban đầu thì cấu thành một hoàn giá.

9. Theo CISG 1980, một trả lời chào hàng có kèm theo sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng thì chắc chắn cấu thành một chấp nhận chào hàng.

10.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên ký kết là thương nhân có trụ sở thương mại tại Việt Nam phải được lập dưới hình thức văn bản.

11.CISG 1980 áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước thành viên CISG 1980.

12.Nếu các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều không có trụ sở thương mại tại nước thành viên CISG 1980 thì Công ước không được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng này.

13.Theo CISG 1980, nếu người chào hàng im lặng trước những điều kiện bổ sung trong thư trả lời chấp nhận đối với chào hàng, thì hợp đồng sẽ được kết lập và bao gồm cả những điều kiện bổ sung đó.

14.Theo CISG 1980, trong mọi trường hợp, một sự trả lời trễ hạn không được coi là một chấp nhận chào hàng.

15.Theo CISG1980, một bên trong hợp đồng được miễn trách nếu việc không thực hiện hợp đồng do bên thứ ba là bên cam kết thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. 16.Nếu các bên thỏa thuận, vấn đề hiệu lực hợp đồng sẽ do CISG 1980 điều chỉnh.

17.Các điều ước quốc tế là nguồn luật đương nhiên được áp dụng đề điều chỉnh quan hệ các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế.

18.Theo CISG 1980, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng có thể áp dụng đồng thời với chế tài hủy hợp đồng.

19.Theo CISG 1980, chế tài buộc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không được áp dụng đồng thời với chế tài yêu cầu bồi thường thiệt hại.

20. Theo CISG 1980, hợp đồng sau khi giao kết vẫn có thể được các bên thỏa thuận sửa đổi bằng lời nói.

CÂU HỎI TỰ LUẬN

Trả lời các câu hỏi sau, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu rõ cơ sở pháp lý:

1. So sánh khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Luật Thương mại Việt Nam và theo CISG 1980.

2. Trình bày về phạm vi áp dụng theo lãnh thổ của CISG 1980. 3. Trình bày về phạm vi áp dụng theo nội dung của CISG 1980.

4.Việt Nam vừa đồng ý trở thành thành viên thứ 84 của CISG vào ngày 15/12/2015, có quan điểm cho rằng: “Việc gia nhập CISG 1980sẽ tạo gánh nặng cho Việt Nam do phải sửa đổi pháp luật trong nước cho phù hợp với Công ước này, cụ thể là sửa đổi các quy định chưa tương thích của Luật Thương mại Việt Nam 2005, Bộ luật Dân sự mới và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Anh/Chị hãy cho biết ý kiến đối với quan điểm này.

5. Có ý kiến cho rằng: “Khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm được chi phí và hạn chế các tranh chấp trong việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng.”

Anh/Chị hãy cho biết quan điểm của mình đối với ý kiến trên.

6. Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu quy định về hình thức của hợp đồng được nêu tại Điều 11, Điều 29 và phần II của CISG 1980, phù hợp với quy định tại Điều 12 và Điều 96 của Công ước. Trong khi đó, Trung Quốc đã rút lại tuyên bố bảo lưu Điều 11 của mình vào ngày 16/1/2013 sau hơn 20 năm trở thành thành viên CISG 1980.

Theo Anh/Chị, xét về tính phát triển của môi trường pháp lý và bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế hiện nay, Việt Nam có nên mạnh dạn không bảo lưu quy định về hình thức hợp đồng hay không?

7. Khi trở thành thành viên CISG 1980 vào năm 1988, Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố bảo lưu Điều 1(1)(b) theo Điều 95 Công ước. Việt Nam với tư cách là thành viên mới của CISG 1980 đã không đưa ra tuyên bố bảo lưu nào liên quan đến phạm vi áp dụng Công ước.

Hãy cho biết ý kiến của Anh/Chị về quyết định này của Việt Nam.

8. CISG 1980 có đương nhiên được áp dụng đối với mọi nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa các bên có quốc tịch của nước thành viên CISG 1980?

9. Có quan điểm cho rằng “Việc thiếu vắng một cơ quan tài phán chung của các thành viên CISG 1980 để giải quyết tranh chấp liên quan đến các chế định của Công ước này ảnh hưởng lớn đến việc giải thích và áp dụng thống nhất CISG 1980.”

Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên hay không? Tại sao?

10. Có quan điểm cho rằng: “Việc tồn tại song song của quy định Điều 14 và Điều 55 của CISG 1980, tuy thể hiện sự hài hòa hóa pháp luật của các nước theo hệ thống Dân luật và hệ thống Thông luật, nhưng lại tạo sự bất tiện trong việc áp dụng Công ước để giải quyết các vấn đề liên quan đến điều khoản giá cả và chỉ cần giữ lại một trong hai quy định này.”

Hãy cho biết ý kiến của Anh/Chị về quan điểm trên.

11. Có quan điểm cho rằng: “Việc CISG 1980 không điều chỉnh vấn đề về khó khăn trở ngại (hardship) là một ‘lỗ hổng’ của Công ước này và từ đó dẫn đến mất an toàn pháp lý cho các bên trong một vụ tranh chấp.”

Hãy cho biết quan điểm của Anh/Chị về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Sách hướng dẫn học tập luật thương mại quốc tế (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w