- Chức năng (Điều 17.13 DSU): Cơ quan Phúc thẩm xem xét đơ kháng nghị (yêu cầu phú
4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp
4.1 Giải quyết tranh chấp một cách khách quan và nhanh chóng
* Khách quan
- Cơ sở pháp lý: Điều 8 (thành phần Ban Hội thẩm), Điều 11 DSU (chức năng của Ban Hội thẩm) và các quy định khác
- Nội dung: nguyên tắc khách quan thể hiện ở một số quy định về thành phần Ban Hội thẩm, chức năng của Ban Hội thẩm và xuyên suốt trong nhiều khâu của quá trình giải quyết tranh chấp.
* Giải quyết tranh chấp nhanh chóng
- Cơ sở pháp lý: Điều 3.3 DSU và các quy định về các bước giải quyết tranh chấp
- Nội dung: Nếu vụ kiện được xét xử thì có thể cần không quá 9 tháng để Ban Hội thẩm đưa ra phán quyết, không quá 12 tháng trong trường hợp vụ kiện được phúc thẩm. (Điều 20 DSU)
4.2 Giải quyết tranh chấp nhằm đạt được một giải pháp tích cực
- Cơ sở pháp lý: Điều 3.2, 3.7 và Điều 11 DSU - Nội dung:
● Hệ thống giải quyết tranh chấp được sử dụng để “bảo toàn các quyền của các thành viên” bị xâm phạm và để “làm rõ phạm vi các quyền và nghĩa vụ”. Hệ thống này không nhằm làm “tăng hoặc giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.” (Điều 3.2 DSU)
● Ưu tiên giải quyết tranh chấp với mong muốn thông qua giải pháp được các bên thỏa thuận phù hợp với các Hiệp định của WTO.
4.3 Nguyên tắc đồng thuận - nghịch (đồng thuận phủ quyết)
- Cơ sở pháp lý: Điều 6.1, Điều 16.4, Điều 17.14 và 22.6 DSU - Nội dung: áp dụng trong việc quyết định các vấn đề cụ thể sau: ∙ Ra quyết định thành lập Ban Hội thẩm
∙ Thông qua các báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm ∙ Cho phép trả đũa
4.4 Hỗ trợ cho các thành viên đang và kém phát triển
- Cơ sở pháp lý: quy định rải rác trong DSU trong nhiều giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp
- Nội dung:
∙ Các nước đang phát triển có thể chọn thủ tục nhanh hơn, yêu cầu có khung thời hạn dài hơn hay yêu cầu trợ giúp pháp lý.
∙ Các thành viên WTO cũng được khuyến khích dành sự quan tâm đặc biệt đối với tình hình của nước thành viên đang phát triển