5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.1.3 Đội ngũ lao động
Khách sạn nói chung và ngành du lịch nói riêng là ngành nghề đòi hỏi sự năng động, nhiệt huyết, chính vì thế nguồn lao động chính tại khách sạn là những người trẻ tuổi ở độ tuổi từ 18 – 45 tuổi. Cùng với đó đòi hỏi nhân viên sự ham học hỏi, kiến thức về chuyên môn, học vấn, ngoại ngữ. Nhân viên tại đây thường xuyên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp về các nghiệp vụ của mỗi bộ phận. Tổng số lượng nhân viên của khách sạn là 40 nhân viên để đảm bảo mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng.
Dưới đây là bảng thống kê đội ngũ lao động tại khách sạn Havin Boutique:
Bảng 2.1. Bảng thống kê đội ngũ lao động theo trình độ chuyên môn
ĐVT: người
Bộ phận Số lượng Trình độ chuyên môn
LĐPT % TC % CĐ % ĐH % Th.S %
Lao động gián tiếp
Giám đốc 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 100 Kế toán - Nhân sự 4 0 0 0 0 0 0 4 100 0 0 Kinh doanh 3 0 0 0 0 0 0 3 100 0 0 Lao động trực tiếp Lễ tân 5 0 0 0 0 1 20 4 80 0 0 Buồng phòng 11 1 9,1 3 27 3 27,3 4 36,4 0 0 F&b 10 1 10 2 20 3 30 4 4 0 0 An ninh – Kỹ thuật 6 0 0 2 33 2 33,3 2 33,3 0 0
Nhận xét: Qua bảng 2.1 có thể thấy rằng các bộ phận lao động trực tiếp là những bộ phận có nhiều nhân viên nhất khách sạn vì đây là những bộ phận trực tiếp phục vụ khách. Đó là bộ phận Buồng phòng, lễ tân, F&B, An ninh- kỹ thuật, trong đó bộ phận có nguồn lao động nhiều nhất đó là Buồng phòng 11 nhân viên và F&B (Ẩm thực) 10 nhân viên. Nguồn lao động gián tiếp là những bộ phận có ít nhân viên hơn vì những bộ phận này chuyên về hành chính – nhân sự nên không trực tiếp phục vụ khách.
Đội ngũ lao động tại khách sạn có trình độ chuyên môn và học vấn khá cao, đa số là nhân viên đạt trình độ cao đẳng và đại học. Nhân viên lao động gián tiếp có trình độ học
vấn cao hơn nhân viên lao động trực tiếp vì đây là những bộ phận đứng đầu khách sạn đưa ra các chính sách quản lý nhân viên và các phương hướng hoạt động kinh doanh khách sạn. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất và cũng là người có trình độ, chuyên môn quản lý tốt nhất với bằng thạc sĩ duy nhất tại khách sạn. Bộ phận kế toán- nhân sự và kinh doanh đạt 100% trình độ đại học.
Nguồn lao động trực tiếp là những người phục vụ trực tiếp với khách hàng, có khả năng giao tiếp tốt và trình độ học vấn từ LĐPT đến ĐH tùy từng bộ phận. Bộ phận lễ tân 20% cao đẳng và 80% đại học. Các bộ phận buồng phòng, an ninh- kỹ thuật, F&B đều có các nhân viên theo trình độ từ trung cấp đến đại học, đa số là cao đẳng và đại học. Chỉ có bộ phận buồng có 9,1 % LĐPT và F&B có 10% là LĐPT. Như vậy khách sạn có nguồn lao động trình độ học vấn khá cao chủ yếu là Cao đẳng và Đại học, LĐPT và trung cấp có ít ở một số bô phận.
Bảng 2.2. Bảng thống kê đội ngũ lao động theo trình độ ngoại ngữ
ĐVT: người
Bộ phận Số lượng Trình độ ngoại ngữ
Toeic % 2 NN % Không NN %
Lao động gián tiếp
Giám đốc 1 0 0 1 100 0 0 Kế toán - Nhân sự 4 1 25 0 0 3 75 Kinh doanh 3 3 100 0 0 0 0 Lao động trực tiếp Lễ tân 5 4 80 1 20 0 0 Buồng phòng 11 5 45 0 0 6 54,6 F&B 10 6 60 0 0 4 40 An ninh – Kỹ thuật 6 3 50 0 0 3 50
Nhận xét: Theo bảng 2.2 đội ngũ lao động của khách sạn có nhiều nhân viên thông thạo ngoại ngữ nhưng chỉ có 2 nhân viên là thông thạo hai ngoại ngữ .Giám đốc 100% biết ngoại ngữ là Anh và Nga. Nguồn lao động gián tiếp có bộ phận kinh doanh 100% đạt Toic.
Còn bộ phận Kế toán-Nhân sự chỉ có nhân sự có Toic chiếm 25%, và kế toán là 0% vì kế toán là người không giao tiếp với khách hàng nên không yêu cầu tiếng Anh.
Những bộ phận lao động trực tiếp sẽ có trình độ ngoại ngữ giao tiếp tốt hơn vì họ làm việc, giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Bộ phận lễ tân là bộ phận cần ngoại ngữ nhất với 80% Toeic tiếng Anh và 20% là thông thạo ngoại ngữ là tiếng Anh và Trung. Buồng có 45% thông thạo tiếng anh và 55% là không có tiếng Anh, F&B với 60% thông thao tiếng Anh là nhân viên nhà hàng, và 40% không có tiếng Anh là nhân viên bếp, An ninh-kỹ thuật 50% thông thạo tiếng Anh là nhân viên An ninh và 50% không có tiếng Anh là nhân viên kĩ thuật. Như vậy trình độ ngoại ngữ tại khách sạn là khá tốt ở các bộ phận lao động trực tiếp với khách hàng, tuy nhiên chỉ có 2 nhân viên biết ngoại ngữ nên đôi khi sẽ khó khăn khi giao tiếp với khách hàng, khách sạn cần nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên hơn.
Bảng 2.3 Bảng thống kê đội ngũ lao động theo Giới tính và độ tuổi
ĐVT: người Bộ phận Số lượng Giới tính Độ tuổi Nam % Nữ % 18- 30 % 30- 45 %
Lao động gián tiếp
Giám đốc 1 0 0 1 100 0 0 1 100 Kế toán- Nhân sự 4 0 0 4 100 3 75 1 25 Kinh doanh 3 0 0 3 100 2 66,6 1 33,3 Lao động trực tiếp Lễ tân 5 0 0 5 100 5 100 0 0 Buồng phòng 11 3 27,27 8 72,72 7 63,6 4 36,4 F&B 10 5 50 5 50 7 70 3 30 An ninh- Kỹ thuật 6 6 100 0 0 4 66,7 2 33,3
Nhận xét: Theo bảng 2.3 cho thấy, lượng lao động lớn tại khách sạn là nữ vì công việc khách sạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo, kỹ càng chỉn chu, nhẹ nhàng, chính vì vậy cần nhiều nhân viên là nữ. Với các bộ phận lao động gián tiếp Giám đốc, Kế toán- nhân sự, Kinh doanh 100% là nữ,các bộ phận lao động trực tiếp lễ tân 100% nữ. Ngoài ra vẫn có số
ít nhân viên nam ở các bộ phận như an ninh-kỹ thuật, f&b, buồng phòng để làm những công viêc nặng hay sửa chữa, đây là những bộ phận có cả nam và nữ để hỗ trợ nhau trong công việc phục vụ khách. Bộ phận An ninh- kỹ thuật 100% là nam để đảm bảo công tác bảo vệ an ninh, bảo trì khách sạn đòi hỏi công việc phải là nam có sức khỏe tốt, bộ phận buồng có 27,72% là nam và 72,72% là nữ, F&B có 50% là nam và 50% là nữ trong đó nam chủ yếu là nhân viên bếp.
Vì khách sạn là môi trường năng động trẻ trung cần sự tươi trẻ nên nhân viên chủ yếu ở độ tuổi từ 18- 30 và một số ít các bộ phận cần nhân viên có nhiều kinh nghiệ từ 30- 45 tuổi. Bộ phận kế toán-nhân sự 75% là 18-30 tuổi và 25% là 30-45 tuổi, kinh doanh là 66,6% 18-30 tuổi và 33.3% 30-45 tuổi. Lao động trực tiếp đa số là những người trẻ tuổi, cụ thể lễ tân có 100% là 18-35 tuổi, buồng 63,6% là 18-30 tuổi và 36,4 là 30-45 tuổi, f&b có 70% 18-30 tuổi và 30% là 30-45 tuổi, an ninh- kỹ thuật có 66,7% là 18-30 tuổi và 33,3% là 30-45 tuổi.
Như vậy đội ngũ lao động tại khách sạn đa số là những người trẻ tuổi và giới tính nữ chủ yếu, một số giới tính nam ở các bộ phận như an ninh, kỹ thuật và buồng phòng. Nguồn lao động cũng có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên và chủ yếu là cao đẳng và đại học, ngoài ra trình độ ngoại ngữ của nhân viên cũng khá nhiều trong khách sạn.