Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàngvà chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ NH điện tử tại NH khoá luận tốt nghiệp 103 (Trang 27 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàngvà chất lượng dịch vụ

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml và Bitner, 2000). Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng một dịch vụ. Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ. Parasuraman và cộng sự (1993), cho rằng giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng tồn tại một số khác biệt, điểm khác biệt cơ bản là vấn đề "nhân quả". Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas và cộng sự, 1997; Ahmad và Kamal, 2002).

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ hỗ trợ chặt chẽ với nhau (positive relationship), trong đó hài lòng của khách hàng xem như kết quả, chất lượng dịch vụ xem như là nguyên nhân, hài lòng có tính chất dự báo, mong đợi; chất lượng dịch vụ là một chuẩn lý tưởng. Sự thỏa mãn khách hàng là một khái niệm tổng quát, thể hiện sự hài lòng của họ khi sử dụng một dịch vụ cụ thể. Trong khi đó chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml & Bitner, 2000).

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có mối liên hệ với nhau. Mối quan hệ này đã được nhiều nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định mức độ giải thích của các thành phần chất lượng dịch vụ đối với sự hài lòng, đặc biệt đối với từng ngành dịch vụ cụ thể (Lassar và các cộng sự, 2000). Cronin and Taylor đã kiểm định mối quan hệ này và kết luận cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn khách hàng. Các nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn (Cronin và Taylor, 1992; Spereng, 1996) và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng (Ruyter, Bloemer, 1997).

Tuy nhiên, trên thực tế, khi ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, không đồng nghĩa với việc khách hàng, sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ, hay cấp độ cao hơn là giới

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ NH điện tử tại NH khoá luận tốt nghiệp 103 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w