5. Kết cấu của đề tài
2.3.6. Phân tích hồi quy đa biến
Phân tích hồi quy tiếp theo nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc HL.
(Constant) -0.773 0.246 0.002 PTHH 0.182 0.051 0.163 0.000 1.190 TC 0.212 0.042 0.222 0.000 1.126 DU 0.334 0.053 0.284 0.000 1.169 NLPV 0.339 0.048 0.316 0.000 1.177 DC 0.188 0.040 0.209 0.000 1.113
R bình phương chưa chuẩn hóa: 0.565 R bình phương đã chuẩn hóa: 0.557 P(Anova): 0.000
a.
Giả định tự tương quan
Ket quả phân tích hồi quy trên bảng 5.1 cho thấy 3 > hệ số Durbin - Watson = 1.887 > 1 vì thế cho phép kết luận không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư. Nghĩa là, giả định này không vi phạm.
b.
Kiểm tra đa cộng tuyến
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, ta xem xét hệ số VIF. Trong mô hình này, tất cả các hệ số VIF của các biến quan sát đề < 2, nên kết luận không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến.
c.
Hệ số R bình phương
Ở đây hệ số R bình phương đã hiệu chỉnh ở kết quả phân tích hồi quy lần 2 bằng 0.557 đạt yêu cầu. Như vậy các biến độc lập giải thích được 55.7% (>50%) sự biến thiên của biến phụ thuộc HL.
d.
Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính và kết quả
Để có đủ cơ sở để kết luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, cần tiến hành phân tích hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Mô hình hồi quy thu được như sau:
Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa: Y = 0.182 X1 + 0.212 X2 + 0.334 X3 + 0.339
X4 + 0.188 X5 - 0.773
Mô hình hồi quy đã chuẩn hóa: Y = 0.163 X1 + 0.222 X2 + 0.284 X3 + 0.316 X4 + 0.209 X5
Phân tích phương sai ANOVA cho ra sig = 0.000<0.05. Do đó, mô hình hồi quy đa biến là phù hợp với dữ liệu được khảo sát.
Thông qua mô hình hồi quy, ta thấy các hệ số của 5 biến NLPV, PTHH, TC, DU, DC đều mang dấu dương thể hiện các nhân tố trong mô hình có tác động cùng chiều đến mức độ hài lòng của khách hàng hàng về dịch vụ E - Banking của Agribank.
Như vậy, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lần lượt như sau: với hệ số Beta đã chuẩn hóa = 0.316 thì biến độc lập NLPV có sự tác động mạnh nhất đến biến HL, biến độc lập DU (β = 0.284) đứng vị trí thứ hai, tiếp theo là biến độc lập TC (β = 0.222), biến độc lập DC (β = 0.209) và cuối cùng là biến độc lập PTHH (β = 0.163).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về ngân hàng Agribank - Khu vực Hà Nội và phân tích tình hình hoạt động cũng như thực trạng của dịch vụ E - Banking tại Agribank trong giai đoạn hiện nay. Sau đó, tiến hành chạy mô hình hồi quy và phân tích kết quả tìm ra được các nhân tố về chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng đối với dịch vụ E - Banking của Agribank và biết được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng. Những kết quả thu được từ chương 2 là cơ sở để đưa ra những giải pháp cụ thể cho ngân hàng Agribank trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ E- Banking và gia tăng sự hài lòng của khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025