1.2.4.1: Những nhân tố đến từ môi trường vĩ mô.
- Môi trường chính trị luật pháp.
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm môi trường quốc tế và môi trường trong nước.
+ Môi trường quốc tế: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức liên kết các quốc gia trở lên phổ biến thì một sự thay đổi quan trọng trong chính trị của một quốc gia có thể ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tác động đến môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của NHTM như:
Hệ thống luật pháp, công ước quốc tế, những hiệp định thương mại giữa các quốc gia có ảnh hưởng đến một loạt các hoạt động kinh doanh quốc tế. Hệ thống pháp luật quốc tế giúp tạo ra môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi và ổn định hơn.
Mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia: Khi quan hệ chính trị giữa các quốc gia được cải thiện sẽ tạo điều kiện cho thương mại phát triển bao gồm cả lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngược lại, nếu quan hệ chính trị giữa các quốc gia trở lên đối địch, căng thẳng thì hoạt động thương mại sẽ gặp khó khăn.
Sự xuất hiện của các tổ chức quốc tế: Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong sự hình thành hệ thống luật pháp quốc tế và thể hiện mong muốn của các quốc gia thành viên. Như chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đều chịu tác động từ những nước có vai trò tài trợ chính cho các tổ chức này.
+ Môi trường trong nước: Hoạt động của các ngân hàng chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp quốc gia; các chính sách, quy định của Chính phủ. Một môi trường chính trị ổn định, luật pháp minh bạch, chặt chẽ sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị luôn luôn biến động, các thể chế chính sách thay đổi thường xuyên và bất ngờ sẽ khiến ngân hàng không thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ hay thực hiện các chiến lược kinh doanh. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần hiểu rõ các quy định của luật pháp, thường xuyên cập
nhật các văn bản, thông tư mới để tránh những rủi ro không đáng có và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có vai trò quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các nhân tố kinh tế có tầm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nen kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao làm tăng thu nhập của người dân dẫn đến nhu cầu sử dụng các tiện ích từ sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cũng tăng lên. Đây là cơ hội cho những NHTM nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ Lạm phát: Lạm phát cao sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng, gây nhiều biến động trong nước, hạn chế tiêu dùng và giảm đầu tư. Vì thế, nó cũng tác động dây chuyền đến hoạt động của NHTM.
+ Lãi suất: lãi suất Ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Khi lãi suất vay Ngân hàng cao, chi phí đầu tư của khách hàng gia tăng do phải trả lãi tiền vay quá nhiều và ngược lại. Do đó, yếu tố này cần được các NHTM cân nhắc kỹ trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của mình.
+ Mức độ mở cửa của nền kinh tế sẽ quyết định đến mức độ đầu tư từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu.
Các yếu tố này tác động đến khả năng tài chính và các quyết định đầu tư của người dân, từ đó tác động đến khả năng phát triển các dịch vụ, mở rộng tín dụng và thị phần của NHTM. Để đạt được các mục tiêu trên, các NHTM sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến lưu lượng vốn từ nước ngoài chảy vào Việt Nam, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của các NHTM khi tham gia vào quan hệ thanh toán, mua bán với các doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước
- Môi trường văn hóa xã hội.
Môi trường văn hóa xã hội gồm rất nhiều yếu tố như: cơ cấu dân số, các chuẩn mực đạo đức xã hội, phong tục tập quán, trình độ văn hóa, thói quen của
người tiêu dùng,.. .Các yếu tố này đều tác động trực tiếp đến hoạt động chung của các ngân hàng. Do đó, mỗi ngân hàng có thể dùng những yếu tố văn hóa làm đặc trưng riêng cho các sản phẩm của mình. Một sản phẩm phù hợp với môi trường văn hóa xã hội, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng thì sản phẩm đó sẽ được đón nhận và có tính cạnh tranh cao hơn, năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng từ đó mà tăng lên. Việc hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả cao cũng không thể bỏ qua yếu tố này.
- Môi trường khoa học công nghệ.
Khoa học công nghệ sẽ quyết định đến chất lượng và giá bán của một sản phẩm dịch vụ, từ đó tạo ra sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ đó trên thị trường. Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo cơ sở cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, giúp gia tăng tiện ích cho khách hàng. Đây là tiền đề để các NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.2.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến từ môi trường vi mô.
Hình 1.1: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành. - Đối thủ NHTM hiện tại.
Bên cạnh đối thủ là các NHTM trong nước thì sự xuất hiện của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài càng làm gia tăng mức độ canh tranh giữa các ngân hàng. Các ngân hàng nước ngoài thường có sẵn những lợi thế riêng như: phân khúc khách hàng riêng, hạ tầng dịch vụ tốt hơn, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, công nghệ hiện đại và quan trọng hơn, đó là khả năng kết nối với mạng lưới
SWOT O: Những cơ hội T: Những nguy cơ
rộng khắp trên nhiều nước. Đó là điều mà hầu hết các ngân hàng trong nước chưa làm được. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước cũng có những lợi thế như: mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, hiểu rõ các phong tục, tập quán, ...
Một vấn đề cũng đáng quan tâm nữa là việc các ngân hàng đua nhau giành thị phần huy động vốn và tín dụng trong khi nguồn nhân lực có chất lượng vẫn còn thiếu, chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ tiện ích đi kèm vẫn còn thấp dẫn đến công tác quản trị không theo kịp quy mô phát triển. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã bộc lộ những điểm yếu trong hoạt động ngân hàng, là cơ sở để Ngân hàng nhà nước đưa ra quyết định sát nhập các ngân hàng hoạt động yếu kém nhằm nâng cao năng lực hoạt động.
Như vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Nó là một tất yếu khách quan nếu muốn đứng vững trong môi trường cạnh tranh được dự báo là ngày càng khốc liệt hơn.
- Các NHTM mới tham gia thị trường.
Một thị trường mà ở đó các doanh nghiệp mới càng dễ dàng gia nhập thì sự cạnh tranh trên thị trường đó càng trở lên gay gắt. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sự gia nhập của một số NH mới và các doanh nghiệp ngoài ngành muốn gia nhập thị trường đang trở lên dễ dàng hơn khi các điều kiện gia nhập ngành được lới lỏng dưới tác động của hội nhập quốc tế, cùng với cam kết mở cửa thị trường tài chính đã làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên mạnh mẽ. Điều này đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho các NHTM, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh để tồn tại.
- Các sản phẩm, dịch vụ thay thế.
Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính - ngân hàng thì ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ làm gia tăng sự sẵn có của sản phẩm thay thế như: các công ty tài chính, bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân,.. ..Ngoài ra , các yếu tố về thói quen tiêu dùng của khách hàng, khách hàng không nhận thức rõ về sự khác biệt giữa các sản phẩm, sự
31
thay đổi và cải tiến công nghệ khiến cho các sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa đến hoạt động của các ngân hàng.
Bên cạnh đó, không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng trở lên hấp dẫn với người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác để thu lợi nhiều như giữ ngoại tệ, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương, ...), đầu tư vào chứng khoán, mua bảo hiểm hoặc đầu tư vào nhà đất.
- Sức ép từ phía khách hàng.
Điều quan trọng nhất vẫn là, sự sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thải. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư vào một nơi khác. Trong khi đó, nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng gia tăng.
- Nhà cung ứng.
Nhà cung ứng trong lĩnh vực Ngân hàng là tất cả các cá nhân, tổ chức kinh tế và cả các NHTM khác có nguồn vốn dồi dào và nhu cầu đầu tư. Các nhà cung ứng có ảnh hưởng đến ngân hàng khi họ có những điều điện sau: nguồn vốn trong xã hội bị giảm bởi những hành vi khác như đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản; khi có nhiều định chế tài chính với các mức giá hấp dẫn khác nhau đem lại nhiều khả năng lựa chọn đối với nhà cung ứng.