Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 44 - 49)

S: Những điểm mạnh

Các chiến lược SO

Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Các chiến lược ST

Vượt qua những bất lợi bằng tận dụng các điểm mạnh

W: Những điểm yếu

Các chiến lược WO Hạn chế những điểm yếu để lợi dụng các cơ hội

Các chiến lược WT

Tối thiểu hóa những điểm yếu và tránh khỏi các mối đe doạ

Ma trận SWOT là một trong những mô hình phổ biến được sử dụng để phân tích chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của một NH. Nguyên tắc cơ bản của ma trận nay là các báo cáo về NH hoặc về môi trường đều được phân loại theo 4 nhóm: Điểm mạnh (Strength), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threat).

Điểm mạnh, điểm yếu là những yếu tố thuộc bản thân ngân hàng trong đó điểm mạnh là những công việc ngân hàng làm tốt hơn so với đối thủ như: thị phần, công nghệ, chất lượng lao động,... Còn điểm yếu là những hạn chế của ngân hàng. Những hạn chế này có thể nhận biết hoặc ở dạng tiềm ẩn.

Cơ hội, thách thức là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ngân hàng, là những yếu tố mà ngân hàng có thể hoặc không lường trước được. Cơ hội là những điều kiện mang lại lợi thế cho ngân hàng, còn thách thức là những yếu tố gây trở ngại, đe dọa đến sự thành công, tồn tại của ngân hàng.

Kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, mô hình SWOT đưa ra bốn chiến lược gồm:

- Chiến lược S-O: Tận dụng những điểm mạnh trong NH để khai thác các cơ hội từ môi trường bên ngoài.

- Chiến lược W-O: Sử dụng các cơ hội ở bên ngoài để khắc phục những hạn chế bên trong NH.

- Chiến lược S-T: Tận dụng những điểm mạnh của NH để làm giảm bớt các tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

- Chiến lược W-T: Đây là chiến lược giúp NH hạn chế rủi ro khi những điểm yếu bên trong gặp những tác động xấu từ bên ngoài.

* Ưu điểm của mô hình SWOT trong đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

- Phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM qua mô hình SWOT giúp nhà quản trị có cái nhìn toàn diện về các yếu tố tài chính (năng lực hoạt động, năng lực tài chính, khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh) và các yếu tố phi tài chính (uy tín, chất lượng lao động, năng lực công nghệ,.), từ đó đưa ra những

điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng. Ket hợp với cơ hội, thách thức của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

- Thông qua mô hình SWOT, các nhà quản trị đã liệt kê các vấn đề cần quan tâm trong quá trình hoạt động và những lợi thế cạnh tranh mà ngân hàng đang có để gia tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, gia tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh sự xâm nhập vào thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng mạnh mẽ.

- Kết quả phân tích mô hình SWOT giúp các nhà quản lý đưa ra các chiến lược, chiến thuật cụ thể, giúp hạn chế những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và khắc phục được hạn chế của bản thân ngân hàng.

* Nhược điểm của mô hình SWOT trong đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Là một mô hình tốt để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhưng bên cạnh đó, mô hình này vẫn tồn tại một số hạn chế:

- Để phân tích được mô hình SWOT đòi hỏi phải tìm hiểu được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngân hàng gây tốn kém thời gian nhưng kết quả phân tích lại không phục vụ nhiều cho công tác hoạch đinh chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

- Chất lượng của mô hình SWOT phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thông tin thu thập được. Do đó, các thông tin thu thập phải từ nhiều nguồn khác nhau dẫn đến mất nhiều thời gian, chi phí, công sức. Hơn nữa, các thông tin về cạnh tranh và tình hình hoạt động của ngân hàng từ các nguồn khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau làm cho việc phân tích trở lên khó khăn hơn.

- Sự hạn chế của các thông tin trong mô hình do sắp xếp với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin bị xếp không phù hợp với bản chất của vấn đề, ảnh hưởng đến chất lượng của mô hình.

- Sự phân tích các nhân tố ở mỗi ô điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào trình độ của người phân tích nên dễ dẫn đến những sai xót, nhiều đề mục có thể bị nhầm lẫn giữa chiến lược S-W và O-T

- Phân tích năng lực cạnh tranh bằng ma trận SWOT cho ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức với ngân hàng nhưng lại không chỉ ra được mức độ

quan trọng của từng yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Điều này sẽ khiến cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 44 - 49)