Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 64 - 84)

Việt Nam qua các chỉ tiêu tài chính.

2.2.2.1. Năng lực hoạt đồng.

- Qui mô và khả năng huy động vốn.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều biến động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, hoạt động kinh doanh của Agribank vẫn đạt được kết quả ấn tượng

600,00

0 I I I I I I

400,00

0 11 11 11

200,00

0 0 Năm 201511 Năm 201611 11năm 2017

Tổng HĐV 810,101 931,170 1,074,498 Tốc độ tăng trưởng của

Agribank 15.71 15.78 15.39 Tốc độ tăng trưởng toàn ngành 13.59 18.83 16.9

20.00 18.00 16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00

Tổng HĐV ---Tốc độ tăng trưởng của Agribank ---Tốc độ tăng trưởng toàn ngành

(Nguồn: BCTC của Agribank và số liệu từ UBGSTCQG). Từ các số liệu trên cho thấy, hoạt động huy động vốn của Agribank giai đoạn

2015- 2017 có sự tăng trưởng đáng kể. Từ 810.101 tỷ đồng năm 2015 lên đến 1.074.498 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 14,39% so với năm 2016 và 32,64% so với năm 2015. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2017 đạt 853.054 tỷ đồng,

tăng 16,5% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 83% vốn huy động. Theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các NHTM phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 80%. Như vây, với quy mô nguồn vốn huy động ngày càng lớn sẽ tạo điều kiện cho NH phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, thu hút khách hàng, đảm bảo các quy định về thanh khoản và tỷ lệ cho vay. Với quy mô nguồn vốn huy động lớn, Agribank đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác.

Tuy tổng huy động vốn có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại gần như không có sự thay đổi. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng HĐV của NH đạt 15,71%. So với các NHTM khác trong cùng hệ thống thì tốc độ tăng trưởng HĐV của Agribank vẫn đứng sau BIDV, Vietcombank và Vietinbank nhưng vẫn cao hơn so với trung bình ngành. Năm 2016, huy động vốn của Agribank tiếp tục tăng trưởng với tổng quy mô nguồn vốn lên đến 931.170 tỷ đồng, tăng 15,78% so với năm 2015. Tuy có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của Agribank vẫn thấp hơn so với bình quân của toàn ngành là 18,83%.

Năm 2017, tình hình kinh tế ổn định hơn, thu nhập của người dân tăng nên huy động của Agribank tiếp tục tăng trưởng với tổng huy động vốn đạt 1.067.121 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2017, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NHTM khác cùng với sự tác động của giá vàng và ngoại tệ làm tốc độ huy động vốn của toàn ngành NH chậm hơn. Tốc độ tăng trưởng HĐV của Agribank cũng giảm từ 15,78% xuống còn 15,39%.

- Khả năng cho vay và đầu tư.

Trong những năm qua, do sự biến động của nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank cũng có sự biến động.

Năm 2015, tổng dư nợ tín dụng đạt 673.435 tỷ đồng, tăng 16,15% so với năm 2014. Dù có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng của Agribank vẫn thấp hơn so với toàn ngành (17,26%). Sự tăng lên này chủ yếu là do mặt bằng lãi suất giảm và duy trì ổn định vào cuối năm giúp tín dụng tăng trưởng tốt.

Năm 2016, dưới những tác động phức tạp của nền kinh tế thế giới đã khiến nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm

phát tăng trở lại vào cuối năm,... Trong hoàn cảnh đó, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng vẫn có sự tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất trong 3 năm. Tổng dư nợ cho vay đạt 791.450 tỷ đồng, tăng 17,52% so với năm 2015. Dù có sự tăng trưởng thấp hơn so với trung bình ngành nhưng đã cho thấy những cố gắng, lỗ lực của ngân hàng trong hoạt động cho vay và đầu tư.

Năm 2017, tổng dư nợ cho vay và đầu tư của ngân hàng tiếp tục tăng. Tính đến 31/12/2017, tổng dư nợ tín dụng đạt 876.226 tỷ đồng, tăng 10,71% so với năm 2016. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây và thấp hơn so với toàn hệ thống.

Biểu đồ 2.5: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Agribank qua các năm.

20.00

15 00 Tổng dư nợ TD

10.00 Tốc độ tăng trưởng của Agribank (%) 5.00

---Tốc độ tăng trưởng toàn

0.00 ngành (%)

(Nguồn: BCTC của Agribank và số liệu từ NHNN giai đoạn 2014 - 2017).

- Thị phần sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

+ Thị phần huy động vốn

Là ngân hàng lớn nhất hiện nay về quy mô tài sản, tổng nguồn vốn và mạng lưới hoạt động nên thị phần của Agribank rất lớn. Năm 2015, huy động vốn tiền gửi của Agribank đạt 810.101 tỷ đồng, chiếm 14,77% thị phần huy động vốn, đứng đầu trên thị trường về thị phần huy động vốn. Đứng thứ 2 là BIDV với 658.701 tỷ đồng, chiếm 12,01% thị phần. Năm 2016, tuy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Agribank không có sự thay đổi nhiều nhưng thị phần huy động vốn vẫn đứng đầu trên thị trường. Về con số tuyệt đối, Agribank huy động được 931.170 tỷ đồng, chiếm 14,29% thị phần huy động vốn. Đến năm 2017, huy động vốn của Agribank đạt 1.074.498 tỷ đồng trên tổng huy động vốn của toàn ngành ngân hàng là 7.618.163 tỷ đồng, chiếm 14,1% thị phần. Mặc dù thị phần huy động vốn có sự giảm xuống do sự xuất hiện của các TCTD phi ngân hàng và sự cạnh tranh ngày

Chỉ tiêu________ 2014________ 2015_________ 2016_________ 2017_________ Vốn chủ sở hữu 44,869 46,896 49,230 55,486

Tăng trưởng

(%)____________ 4.52 4.98 12.71

càng gay gắt giữa các NH nhưng thị phần huy động vốn của Agribank vẫn đứng đầu trên thị trường. Đứng thứ 2 là Vietinbank với 1.011.314 tỷ đồng, chiếm 13,27% thị phần. Đứng thứ 3 và thứ 4 thuộc về BIDV và Vietcombank với thị phần lần lượt là 12,26% và 8,16%.

+ Thị phấn tín dụng.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, thị phần cho vay của Agribank luôn dẫn đầu trên thị trường. Cụ thể: Năm 2015, dư nợ của Agribank đạt 626.358 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,9% thị phần của toàn hệ thống. Đứng sau Agribank là BIDV, Vietinbank và Vietcombank với thị phần lần lượt là 12,28%, 10,99% và 7,98%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tuy có thấp hơn so với trung bình ngành nhưng thị phần tín dụng của Agribank vẫn chiếm khoảng 12,76% thị phần cho vay của toàn ngành. Đến năm 2017, ước tính tổng dư nợ của toàn ngành đạt 6.785.939 tỷ đồng trong đó, dư nợ cho vay của Agribank là 876.226 tỷ đồng, chiếm khoảng 12,92% thị phần toàn ngành.

2.2.2.2. Năng lực tài chính.

- Vốn chủ sở hữu.

Năng lực tài chính của một ngân hàng thể hiện trước hết ở quy mô nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu càng lớn chứng tỏ ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh, khả năng chống chịu tốt trước những rủi ro, giúp ngân hàng tránh rơi vào

tình trạng phá sản, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Biểu đồ 2.6: Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017.

Vốn chủ sở hữu

■ Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: BCTC Agribank giai đoạn 2014 - 2017).

53

Bảng 2.4: Tình hình VCSH của Agribank qua các năm.

(Nguồn: BCTC giai đoạn 2014 - 2017). Từ bảng trên có thể thấy, VCSH của Agribank có xu hướng tăng dần qua các năm và tăng mạnh nhất vào năm 2017. Năm 2014, VCSH chỉ đạt 44.869 tỷ đồng, chiếm 5,89% tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 55.486 tỷ đồng, tăng gần 1,5 lần so với năm 2014, chiếm 4,81% tổng nguồn vốn. Có thể thấy, năm 2017 là năm mà VCSH của ngân hàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2015 - 2017. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tài chính của Agribank đang dần được cải thiện, đảm bảo quy định về mức vốn tối theo quy định

của Chính phủ.

* Cơ cấu VCSH.

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy VCSH tăng lên chủ yếu là do sự tăng lên của vốn điều lệ và quỹ của ngân hàng. Năm 2015, vốn điều lệ của Agribank chỉ là 29.004 tỷ đồng nhưng đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 31.582 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2015. Với đặc điểm là NHTM 100% vốn nhà nước nên sự tăng lên của vốn điều lệ chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp của Chính phủ.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017.

■Vốn điều lệ

■Quỹ của TCTD

■Vốn khác

■Lợi nhuận chưa phân phối

(Nguồn: BCTC của Agribank qua các năm).

Góp phần vào sự gia tăng của VCSH là sự gia tăng của lợi nhuận chưa phân phối, quỹ. Trong giai đoạn 2015 - 2017, cả hai khoản mục trên đều có sự gia tăng, đặc biệt là khoản mục lợi nhuận chưa phân phối có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2017. Năm 2017, lợi nhuận chưa phân phối đạt 4.259 tỷ đồng, tăng 24,64% so với năm 2016 và 45,76% so với năm 2015. Sự tăng trưởng mạnh này có thể là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả cao với lợi nhuận trước thuế đạt 5.018 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay của ngân hàng.

Biểu đồ 2.8: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM năm 2017.

(Nguồn: BCTC của một số ngân hàng năm 2017). Trong số các NHTM được nghiên cứu, Agribank hiện có mức vốn chủ sở hữu lớn thứ 2, chỉ đứng sau Vietinbank (VCSH đạt 61.672 tỷ đồng). Điều này giúp Agribank có lợi thế trong việc mở rộng thị trường tín dụng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh.

- Hệ số an toàn vốn (CAR).

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của Ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để phản ảnh khả năng chống đỡ rủi ro mà ngân hàng không dự tính trước được. CAR càng cao chứng tỏ mức độ chống đỡ rủi ro của ngân hàng càng tốt. Trong giai đoạn 2015 - 2017, mặc dù còn nhiều khó khăn do sự biến động của nền kinh tế và sự thay đổi cơ cấu tổ chức nhưng Agribank đã thực hiện tốt quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động khi tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 9%.

Năm 2015, CAR chỉ đạt 9,17% nhưng đến năm 2016, con số này đã tăng lên 11,05% và đến năm 2017 là 10%. Năm 2017, tỷ lệ CAR của các NH đều có sự giảm xuống do gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ, đặc biệt là Agribank với 100%

vốn nhà nước trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng cao (năm 2017 tăng 10,71%) làm tăng tài sản có rủi ro. Mặc dù có sự giảm xuống nhưng trong giai đoạn 2015 - 2017, Agribank vẫn luôn tuân thủ quy định của NHNN khi tỷ lệ CAR luôn lớn hơn 9%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với các NHTM khác.

Biểu đồ 2.9: Hệ số CAR của một số NHTM.

20.00 15.00 10.00 5.00 0.00

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 14.74

■Agribank

■Vietcombank

■Techcombank

(Nguồn: BCTC của một số NHTM giai đoạn 2015 - 2017).

- Chất lượng tín dụng.

Chất lượng tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM. Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được phản ánh qua một số chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ nợ xấu.

Biểu đồ: 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM.

2.5 2 1.5 1 0.5 0 2-°1 1.79 1.68 Năm 2015 1.89 1.95 Năm 2016 Năm 2017

■ Agribank ■ Vietcombank ■ BIDV

(Nguồn: BCTC của một số NHTM giai đoạn 2015 - 2017). Tỷ lệ nợ xấu của Agribank có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Agribank là 2,01% thì đến năm 2017, con số này chỉ còn 1,54%. Tỷ lên nợ xấu giảm dần cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của Agribank đang dần được cải thiện. Để đạt được kết quả này, Agribank đã thực hiện đồng bộ các biện

pháp nhằm kiểm soát nợ xấu như: Công tác quản lý nợ, giám sát và cảnh báo nợ tiềm ẩn rủi ro được ngày càng được chú trọng; tăng cường hiệu quả công tác quản lý, thu hồi nợ;nâng cao chất lượng thông tin khách hàng; ...Các biện pháp trên đã góp phần đưa mức nợ xấu giảm đáng kể. Tuy nhiên, so với các NHTM khác thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank vẫn đứng cao nhất.

+ Tỷ lệ Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ tín dụng.

Tỷ lệ Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ tín dụng của NH giai đoạn 2015 - 2017 có xu hướng biến động. Từ năm 2015 sang năm 2016, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên (từ 1,46% lên 1,67%) nhưng đến năm 2017, tỷ lệ này có dấu hiệu giảm, thậm chí còn thấp hơn so với năm 2015, chỉ còn 1,32%.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ tín dụng của một số NHTM giai đoạn 2015 — 2017.

■Agribank

■BIDV

■Vietcombank

■Vietinbank

(Nguồn: BCTC của một số NHTM giai đoạn 2015 - 2017). Sự biến động này là do tổng dư nợ tín dụng năm 2017 tăng mạnh dẫn đế tỷ lệ Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ tín dụng giảm. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy chất lượng các khoản cho vay của NH dần được nâng lên, tình hình tài chính đang được cải thiện. Tuy nhiên, trong các NH được nghiên cứu thì tỷ lệ Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ tín dụng vẫn ở mức khá cao, chỉ đứng sau Vietcombank. Điều này cho thấy mặc dù chất lượng tín dụng của Agribank được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn so với các NHTM khác. Đây là một bất lợi cho Agribank trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng.

+ Tỷ lệ Dự phòng RRTD/Nợ xấu.

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ Dự phòng RRTD/Nợ xấu của một số NH giai đoạn 2015 - 2017.

150 130.45

120.70 116.78 100

50

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

■ Agribank ≡BIDV BVietcombank BVietinbank 0

(Nguồn: BCTC của Agribank giai doạn 2015 - 2017). Qua biểu đồ, có thể thấy tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2015, tỷ lệ này là 55,39%, nhưng đến năm 2016 đã tăng lên đến 80,48%, tăng 25,09% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến cuối năm 2017, tỷ lệ này là 86,01%, tăng 5,53% so với năm 2016 và 30,62% so với năm 2015. Tỷ lệ này tăng lên chủ yếu là do tổng dư nợ tín dụng trong giai đoạn này tăng mạnh trong khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của NHNN về quản lý và xử lý nợ xấu cũng là nguyên nhân khiến ngân hàng tăng trích lập dự phòng RRTD, làm tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ xấu tăng lên. Tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ xấu tăng lên cho thấy khả năng tự bù đắp các thiệt hại trong quá trình hoạt động của NH đang dẫn được cải thiện, nâng cao an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên, trong số các NHTMNN được nghiên cứu thì tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ xấu của Agribank chỉ đứng thứ 3, sau Vietcombank và Vietinbank. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của NH.

+ Cơ cấu tín dụng.

Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng.

Dư nợ đối với TCKT có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2017, cụ thể: Năm 2015, dư nợ cho vay đối với TCKT là 222.142 tỷ đồng, chiếm 35,47% tổng dư nợ tín dụng, nhưng đến năm 2017, dư nợ cho vay với nhóm khách hàng này chỉ còn 212.375 tỷ đồng, chiếm 24,23% tổng dư nợ của Agribank.

BIDV Vietcombank Vietinbank

Năm 2015 11,1_____________ 27,1 -

Năm 2016________ 15,78____________ 30,5_____________ 14,34

Năm 2017________ 15,49____________ 35,9_____________ 14,23____________

Khác với nhóm TCKT, dư nợ cho vay đối với nhóm kinh doanh cá thể có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này. Năm 2017, dư nợ cho vay với nhóm này đạt 605.602 tỷ đồng, chiếm 69,1% tổng dư nợ, tăng 6,06% so với năm 2016 và 8,1% so với năm 2015.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tín dụng theo nhóm khách hàng của Agribank.

■Cho vay khác

■KD cá thể

■TCKT

(Nguồn: BCTC của Agribank giai đoạn 2015 - 2017). Tỷ trọng cho vay TCKT giảm dần, cho vay kinh doanh cá thể tăng dần chủ yếu là do sự thay đổi chính sách cho vay của Agribank trong thời kỳ này là: giảm tỷ trọng tín dụng bán buôn (cho vay đối với TCKT), tăng tỷ trọng bán lẻ (cho vay đối

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 108 (Trang 64 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w