Khái niệm và sự cần thiết tăng cường hoạt động tài trợ thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 32 - 33)

Tăng cường hoạt động tài trợ TMQT được hiểu là việc các NHTM sử dụng các biện pháp nhằm tăng doanh số, số lượng khách hàng cũng như chất lượng của hoạt động

tài trợ TMQT, biến hoạt động này trở thành một lĩnh vực kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Như đã biết, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng vai trò rất lớn vào sự phát

triển kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước tình hình hội nhập kinh tế toàn cầu, các quốc gia đều rộng cửa phát triển buôn bán, giao thương với các quốc gia khác. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, nơi có trình độ công nghệ chưa cao, sản phẩm có chất lượng

thấp hơn, để có thể tồn tại được, cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các NHTM,...

Hoạt động tài trợ TMQT được tăng cường sẽ giúp tháo gỡ các khó khăn đó cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của các doanh nghiệp này trên thị trường. Hơn nữa, sự tăng cường hoạt động tài trợ TMQT cũng đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho bản thân các NHTM cung ứng dịch vụ tài trợ. Qua đó, đóng góp vào sự phát triển của cả nền kinh tế quốc gia.

Từ những phân tích trên đây, ta thấy việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT trong thời gian tới là vô cùng cần thiết và quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang

phát triển trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w