Tiến hành đổi mới mô hình và cơ chế điều hành trong hoạt động tài trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 80 - 81)

thương mại quốc tế

Trước xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt từ phía các NHTM nước ngoài

lẫn trong nước, đòi hỏi MB phải thay đổi mô hình và cơ chế điều hành của ngân hàng trong hoạt động tài trợ TMQT. Nếu tất cả các giao dịch đều tập trung tại Hội sở chính thì có thể không xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu các giao dịch được xử lý độc lập tại chi nhánh thì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng xử lý giao dịch do sự hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm của các nhân viên chi nhánh. Một trong những cách mà các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đang áp dụng đó là sử dụng mô hình tập trung hóa tại một số trung tâm chính.

Các chi nhánh chỉ làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trực tiếp giao dịch với khách hàng. Mọi giao dịch sẽ được chuyển qua hệ thống mạng nội bộ đến các trung tâm để xử lý. Như vậy, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, chính xác, kịp thời trong việc xử lý các giao dịch, vừa hạn chế được rủi ro cho khách hàng cũng như ngân hàng, nâng cao được uy tín của ngân hàng. Muốn vậy, MB phải trang bị cho mình hệ thống máy móc, thiết bị

hiện đại, yếu tố con người để sẵn sàng cho bước chuyển dịch mới trong mô hình tập trung của mình.

Ngoài ra, MB cũng cần đổi mới mạnh mẽ công tác kinh doanh đối ngoại của ngân hàng trong thời gian tới, thành lập nhóm nghiên cứu thị trường để đề ra chiến lược tăng cường hoạt động tài trợ TMQT - trọng tâm của chiến lược phát triển các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại cho toàn hệ thống, không riêng mình Hội sở chính MB. MB cần nỗ lực để tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống coi hoạt động tài trợ thương mại là một trong

những hoạt động kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu chung, Hội sở chính MB có thể giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh về việc tăng cường hoạt

động tài trợ TMQT.

Trong thời gian tới, MB cần thay đổi vai trò của bộ phận tín dụng trong việc ra quyết định cho vay, tài trợ. Bộ phận tín dụng sẽ không đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc ra quyết định cho vay mà chuyển sang bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này sẽ thẩm định một cách kỹ càng tình hình tài chính của khách hàng để đưa ra các quyết

định cấp hạn mức tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng của MB. Căn cứ trên hạn mức tín dụng đã được cấp, các cán bộ tài trợ thương mại sẽ cấp tài trợ dưới hình thức cho vay trực tiếp nếu khách hàng có nhu cầu.

Theo đó, để hạn chế rủi ro, ngân hàng sẽ quyết định về việc có cấp tài trợ hay không, quy định tỷ lệ ký quỹ cụ thể, kiểm tra kỹ các điều khoản trong hợp đồng thương mại của khách hàng trước khi ra quyết định tài trợ, nếu có yếu tố có thể gây ra rủi ro cho

ngân hàng, có thể yêu cầu khách hàng giải thích, sửa đổi hợp đồng, tăng tỷ lệ kỹ quỹ,.. .Ngoài ra, MB cũng cần thường xuyên liên hệ với khách hàng để kịp thời nắm bắt

thông tin việc giao nhận hàng hóa. MB cần tư vấn cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra nhưng không được vi phạm các thông lệ, luật pháp trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w