mại quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
2.3.3.1. Các nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tài trợ TMQT nói chung của MB còn chưa đồng đều. Các nhân sự có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi lại tập trung ở các chi nhánh lớn, như chi nhánh Thăng Long, Hoàn Kiếm,
Điện Biên Phủ,.. .Ở nhiều chi nhánh nhỏ, các lãnh đạo đôi khi còn chưa có sự am hiểu về hoạt động tài trợ TMQT nói chung, nên chưa chú trọng điều hành và phát triển nghiệp
vụ này, chưa chủ động phát triển mạng lưới khách hàng và phát triển các nghiệp vụ tài trợ TMQT. Nhiều cán bộ tài trợ TMQT ở các chi nhánh của các tỉnh chưa được đào tạo chuyên sâu, chưa đủ tiêu chuẩn về chuyên môn ngoại ngữ, luật pháp quốc tế quy định hoạt động tài trợ TMQT, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, lúng túng khi xử lý nghiệp vụ, khả năng tư vấn cho khách hàng còn kém dẫn đến những sai sót, gây ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng.
Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của MB chưa đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán, gây ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ TMQT. Hiện nay, ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện quản lý vốn tập trung toàn hệ thống tại Hội sở chính. Khi các chi nhánh có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng, Hội sở chính MB sẽ bán lại cho
các chi nhánh. Chính điều nay đã gây ra sự mất chủ động của các chi nhánh trong việc khai thác nguồn ngoại tệ dự trữ phục vụ nhu cầu thanh toán của bản thân chi nhánh, hay
đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng đối với các chi nhánh có lượng giao dịch L/C xuất khẩu lớn.
Trên thực tế, do nguồn ngoại tệ luôn ở trong trạng thái khan hiếm, MB cũng chưa có biện pháp hỗ trợ các chi nhánh hoặc bán cho chi nhánh khi có nhu cầu thanh toán mà
phần lớn các chi nhánh phải tự cân đối nguồn, dẫn đến mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.
Thứ ba, mạng lưới ngân hàng đại lý của MB trong thời gian qua đã phát triển tương
đối nhanh song vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, sự phối
hợp giữa MB với các ngân hàng đại lý chưa thật sự nhịp nhàng, giao dịch chưa nhiều. Cụ thể, đến hết năm 2013, MB có hơn 800 ngân hàng đại lý trên toàn cầu, MB đã thực hiện các giao dịch thường xuyên thông qua các ngân hàng đại lý của mình, song nhiều ngân hàng đại lý lại không chọn MB để thực hiện giao dịch, dù khách hàng của họ có tài khoản mở tại MB. Hiện tại ở một số quốc gia, MB vẫn chưa thiết lập được mối quan hệ đại lý với bất kỳ ngân hàng nào nên khi có giao dịch phát sinh, vẫn phải thông qua một ngân hàng thứ ba, gây mất thời gian, tốn thêm chi phí.
Uy tín của MB trên trường quốc tế thực sự chưa cao, nên nhiều trường hợp người hưởng lợi L/C phía nước ngoài yêu cầu nhà nhập khẩu Việt Nam lập L/C có thêm sự xác nhận của một ngân hàng khác. Hiện tại, công tác ngân hàng đại lý tại MB mới chỉ dừng lại ở mức thiết lập quan hệ đại lý, tổ chức và tham gia các cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin giữa MB với các ngân hàng nước ngoài, chưa có sự hỗ trợ thực sự cho hoạt động tài trợ TMQT.
Hơn nữa, tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, thông tin hạn hẹp, MB cũng khó có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đại lý, từ đó đề xuất hạn mức giao dịch một các chuẩn xác. Việc trao đổi thông tin giữa MB và các ngân hàng đại lý chỉ được thực hiện thông qua Hội sở chính của các ngân hàng nước ngoài, chưa thể cung cấp thông tin trực tiếp đến các chi nhánh của ngân hàng
nước ngoài mà MB có giao dịch.
Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát tại MB chưa được thực hiện thật sự nghiêm túc và thường xuyên nên chưa phát hiện được các sai sót một cách nhanh chóng, kịp
thời để khắc phục, rút kinh nghiệm. Hội sở chính MB chưa làm tốt được công tác thu thập các vướng mắc phát sinh từ các chi nhánh trong quá trình xử lý nghiệp vụ trong hoạt động tài trợ TMQT để có thể giúp các chi nhánh am hiểu, rút kinh nghiệm và tự nâng cao khả năng hoạt động của mình.
Thứ năm, yếu tố công nghệ chưa thực sự phát triển đủ để có thể phục vụ tốt hoạt động tài trợ TMQT của MB. Mặc dù công nghệ chỉ là yếu tố thứ yếu, hỗ trợ nhưng nếu công nghệ hiện đại sẽ giúp thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT diễn ra nhanh hơn, chính xác, kịp thời, chuyên nghiệp hơn, tiết kiệm được thời gian, chi phí cho khách hàng. Cơ sở hạ tầng công nghệ của các NHTM Việt Nam so với thế giới còn khá lạc hậu, chính điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động tài trợ thương mại tại các ngân hàng nói chung và MB nói riêng.
2.3.3.2. Các nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chính sách thương mại của Việt Nam những năm qua chưa ổn định. Chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên có những quyết định, chỉ thị thay
đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, các mặt hàng bị giới hạn, kiểm soát xuất nhập khẩu, hay biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, các điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động xuất nhập khẩu,.. .Một điểm bất cập là thời gian từ lúc ra các quyết định đến khi bắt đầu có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp tính toán, lập kế hoạch thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Có những mặt hàng đang được cho phép nhập khẩu, song do tình trạng nhập khẩu
quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nên Chính phủ lại cấm nhập khẩu, khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp khó khăn trong quá trình giao nhận hàng hóa, thanh toán hợp đồng,.. .Bên cạnh đó, tuy có nhiều chính sách hỗ trợ xuất
khẩu, song Chính phủ chưa có chiến lược ổn định, giải pháp tổng thể nhằm hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xuất khẩu, chưa chú trọng công tác nghiên cứu thị trường. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất nhập khẩu cũng như doanh số hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM Việt Nam nói chung và MB nói riêng.
Thứ hai, do nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế khiến tăng sự cạnh
tranh trong nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Ngày càng có nhiều chi nhánh của các NHTM nước ngoài được mở tại Việt Nam. Họ có nguồn vốn lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào, công nghệ hiện đại, sản phẩm đa dạng hơn
các NHTM Việt Nam,.. .Chính điều nay tạo áp lực lên các NHTM Việt Nam trong việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng mình. MB cũng không phải ngoại lệ. Từ đó đòi hỏi MB phải tự đổi mới, phải sáng tạo trong hoạt động kinh doanh thì mới có thể thu hút được khách hàng, gia tăng doanh số hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận trong chương 1, chương 2 của khóa luận đã trình bày và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đã đưa ra những đánh giá chung về tình hình thực hiện hoạt động này tại MB về những thành tựu mà MB đạt được, song song với đó là những hạn chế và nguyên nhân.
Hoạt động tài trợ TMQT ngày càng phát triển mạnh mẽ, uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân đội trong nước cũng như trên thị trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Qua đó, vai trò của hoạt động này trong chiến lược phát triển của MB ngày càng được tăng cường.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước trong nước và quá trình hội nhập kinh tế thế giới, trước mắt MB cần khắc phục tất cả các hạn chế trong hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng, như sự mất cân đối tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu, đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa thực sự tốt, hạn chế về công nghệ,.. .nhằm nâng cao chất lượng và phát triển hoạt động này trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI