Tài trợ dưới hình thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 59 - 65)

a. Tài trợ nhập khẩu bằng tín dụng chứng từ

Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu đang được áp dụng tại MB: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Bước này được thực hiện tại các chi nhánh của Ngân hàng TMCP Quân Đội: Hồ sơ xin mở bao gồm:

- Hợp đồng ngoại thương gốc hoặc bản sao công chứng. - Đơn xin mở L/C theo mẫu của MB

- Cam kết thanh toán hoặc hợp đồng tín dụng (đối với trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C).

- Hợp đồng mua ngoại tệ (nếu có).

- Giấy phép nhập khẩu / Hạn ngạch (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản

lý của Nhà nước).

Ngoài ra, khách hàng còn phải cung cấp quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu nếu mở L/C tại MB lần đầu.

Phát hành L/C

Khi hồ sơ xin mở L/C của khách hàng đã đầy đủ các điều kiện theo quy định, thanh toán

viên của Chi nhánh MB tiến hành mở L/C nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi hoàn thành việc nhập liệu vào máy tính, thanh toán viên kiểm tra đối chiếu lại với đơn xin mở L/C và hợp đồng ngoại thương của khách hàng. Sau khi được kiểm tra, giao

dịch sẽ được mã hóa và chuyển lên Hội sở chính theo chương trình quản lý riêng. Tại Hội sở chính MB, tập tin sẽ được in ra, kiểm tra, rà soát lại, sau đó lại được các Trưởng phó phòng Dịch vụ xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền kiểm soát lại

Năm Phát hành Thanh toán

lần nữa trước khi gửi các bức điện này đi các ngân hàng nước ngoài thông qua mạng SWIFT.

Sửa đổi và tra soát L/C

Sau khi L/C đã được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng sẽ lập đơn đề nghị sửa đổi L/C gửi đến chi nhánh của MB. Thanh toán viên của chi nhánh sẽ kiểm tra,

nếu thấy yêu cầu sửa đổi là hợp lý thì sẽ tiến hành nhập dữ liệu sửa đổi vào hệ thống và lập điện gửi lên Hội sở sau khi được kiểm tra bởi Trưởng/phó phòng tại chi nhánh. Tại Hội sở chính MB, tập tin cũng được in ra mà kiểm tra như khi L/C được phát hành trước

khi chuyển điện đi nước ngoài.

Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Sau khi người xuất khẩu nhận được L/C và các sửa đổi có liên quan (nếu có) phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi qua ngân hàng của mình đến ngân hàng phát hành L/C, là MB. Sau khi nhận được bộ chứng từ, MB có tối đa 5 ngày làm việc để kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ.

Nếu bộ chứng từ là phù hợp hoặc có sai sót nhưng người yêu cầu mở L/C vẫn chấp

nhận thanh toán thì chi nhánh MB sẽ tiến hành thanh toán L/C. Với L/C trả chậm, chi nhánh sẽ lập thêm điện chấp nhận thanh toán. Nếu bộ chứng từ có sai sót, khách hàng từ chối thanh toán, chi nhánh lập điện từ chối thanh toán và thực hiện theo đúng chỉ thị tiếp theo của ngân hàng nước ngoài.

Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu

Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu sẽ được thực hiện khi L/C đã được hủy bỏ, đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã được gửi trả lại cho ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, các L/C không còn hiệu lực sẽ được tự động đóng hồ sơ sau 1 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực của L/C.

Lưu trữ chứng từ

Tất cả các chứng từ có liên quan kể từ khi phát hành L/C đến khi L/C được thanh toán hết hay được hủy đều phải được lưu trữ tại các chi nhánh và Hội sở chính theo quy định của MB.

Những năm qua, doanh số từ hoạt động tài trợ bằng L/C nhập khẩu của MB liên tục phát triển, thể hiện qua bảng số liệu sau:

2009 7.032 6 2.623.84 9.457 0 2.865.75 2010 11.46 2 3.459.02 5 12.23 9 3.760.12 5 2011 4 13.36 5 3.982.54 8 11.23 6 3.350.67 2012 8 14.47 5 4.627.86 6 11.36 6 3.500.28 2013 14.19 3 4.348.70 5 11.05 2 3.159.63 7

Qua bảng số liệu ta thấy, số món L/C được phát hành bởi MB tăng nhanh từ năm 2009 đến nay. Năm 2010 có thể coi là năm đánh dấu bước ngoặt đột phá trong tổng doanh số tài trợ bằng L/C nhập khẩu của MB, khi mà số món L/C được phát hành ra tăng 4430 món, tương đương mức tăng 63%. Đến năm 2013, số món L/C mà MB phát hành trong năm đã lên đến hơn 14000 món. Tổng trị giá L/C nhập khẩu MB phát hành cũng tăng từ 2,6 tỷ USD lên hơn 4 tỷ USD. Có được kết quả như vậy là do MB đã tích cực phát triển và áp dụng yếu tố công nghệ nhiều hơn vào các sản phẩm tài trợ thương mại, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên toàn cầu.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của MB năm 2010 đạt trên 12000 món, nhưng

sau đó lại giảm dần trong 3 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy thoái

động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, cũng như chính sách thận trọng, chặt chẽ hơn của MB trong việc cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại của mình, nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Hiện tại MB có thể phát hành tất cả các loại L/C theo yêu cầu của khách hàng, như

L/C trả ngay, L/C trả chậm, L/C chuyển nhượng, L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C dự phòng, L/C điều khoản đỏ,...

Năm Thông báo Chiết khấu

b. Tài trợ xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ

Quy trình tài trợ xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ đang áp dụng tại MB như sau: Nhận và thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C:

Hội sở chính Ngân hàng TMCP Quân Đội có chức năng nhận, chuyển tiếp L/C và các sửa đổi L/C và các bức điện giao dịch khác có liên quan đến L/C xuất khẩu (nếu có)

đến các chi nhánh hoặc các ngân hàng khác để thông báo cho khách hàng. Khi chi nhánh

nhận được L/C đã xác thực từ Hội sở chính MB hoặc từ các NHTM khác trong nước, chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra và thông báo L/C hay các sửa đổi L/C cho khách hàng xuất khẩu.

Thương lượng, chiết khấu và gửi chứng từ đòi tiền

Ngay khi nhận được bộ chứng từ do khách hàng gửi đến, chi nhánh phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C, các bản gốc của các sửa đổi có liên quan đã được xác thực. Nếu chứng từ là hoàn hảo, L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì chi nhánh sau đó sẽ lập điện đòi tiền, gửi đến ngân hàng trả tiền thông qua Hội sở chính, sau đó gửi bộ

chứng từ đi theo đúng chỉ dẫn của L/C. Trường hợp đòi tiền bằng thư, chi nhánh sẽ lập thư đòi tiền và gửi cùng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài bằng việc chuyển phát nhanh. Nếu phát hiện chứng từ có sai sót, chi nhánh thông báo ngay cho khách hàng để thực hiện bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu sai sót là không thể sửa chữa, chi nhánh có thể điện cho ngân hàng nước ngoài để thông báo các sai sót đó và xin sự chấp nhận, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro nếu bị từ chối thanh toán. Các chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo cơ sở chiết khấu có truy đòi. Nghĩa là khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán, MB vẫn có quyền đòi

lại số tiền chiết khấu từ nhà xuất khẩu. Ngoài ra, bộ chứng từ phải đảm bảo phù hợp với

các quy định của L/C, không có các yếu tố gây bất lợi cho chi nhánh. Nhà xuất khẩu phải lập đơn xin chiết khấu cùng cam kết thực hiện quyền truy đòi của MB đối với mình

khi MB không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành và chịu các khoản phí liên quan. Thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán

Sau khi nhận được điện chuyển tiền thanh toán từ ngân hàng nước ngoài, Hội sở chính MB sẽ chuyển báo có về cho chi nhánh. Chi nhánh sau đó sẽ ghi có cho người hưởng và thu các loại phí theo quy định hiện hành của MB.

Trong trường hợp MB nhận được điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng nước ngoài, Hội sở chính sẽ chuyển bức điện đó về cho chi nhánh để thông báo cho khách hàng. Khi đến hạn thanh toán, khi nhận được điện báo có từ ngân hàng nước ngoài, sẽ thực hiện nghiệp vụ theo quy trình như trên.

Đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C xuất khẩu

Để đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C xuất khẩu, thanh toán viên của chi nhánh MB phải

sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ, là do chứng từ đã được thanh toán hay bị từ chối thanh toán, hoặc chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị phía ngân hàng nước ngoài trả lại.

Lưu trữ chứng từ L/C xuất khẩu

Toàn bộ bản gốc của L/C và các sửa đổi có liên quan, tra soát, bản sao của các chứng từ, điện thanh toán hay chấp nhận thanh toán đểu phải được lưu trữ tại chi nhánh và Hội sở chính theo quy định hiện hành của MB.

Trên cơ sở quy trình trên, tại ngân hàng TMCP Quân Đội, hoạt động tài trợ xuất khẩu theo hình thức tín dụng chứng từ đã đạt được doanh số được thể hiện ở bảng sau:

2009 5.457 1.805.66 2 3.544 5 1.568.30 2010 8.750 2.245.67 9 5.794 4 1.878.64 2011 11.31 8 2.536.65 0 10.250 2.213.56 5 2012 11.01 0 2 2.480.12 10.034 7 2.190.78 2013 10.75 5 2 2.458.23 9.065 5 2.002.68

2009 5.980 390.846

2010 6.350 458.683

2011 7.647 689.833

2012 6.948 720.145

2013 6.564 696.500

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 2009 - 2013

Qua bảng số liệu ta thấy được hoạt động tài trợ xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại MB đã phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2010 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng đột phá trong số món L/C xuất khẩu mà MB thực hiện vai trò thông

51

báo. So với năm 2009, số món L/C mà MB thông báo năm 2013 đã tăng gấp đôi, với tổng giá trị lên đến hơn 2,4 tỷ USD. Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ tại MB cũng theo đó tăng mạnh từ năm 2009. Số món L/C được MB chiết khấu năm 2013 gấp gần 3 lần so với năm 2009, với tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD. Đây là thành công rất lớn đối với MB. Sở dĩ có được những kết quả như trên là do:

- Trong những năm gần đây, MB đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát

nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tài trợ, đặc biệt là tài trợ thương mại quốc tế. - MB đã chú trọng đến việc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên toàn cầu. Đến hết năm 2013, MB đã có hơn 800 ngân hàng có quan hệ đại lý trên toàn thế giới, nhờ đó mở rộng được mạng lưới khách hàng của mình trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.

- MB đã đa dạng hóa các loại hình tài trợ thông qua các hình thức: Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, tài trợ sản xuất hàng hóa xuất khẩu,...

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w