của ngân hàng.
❖Tỷ suất Lợi nhuận tài trợ TMQT/ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tỷ số LNTT/LNKD thể hiện rằng trong 100 đồng lợi nhuận ngân hàng thu được từ các hoạt động kinh doanh của mình, có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu từ hoạt động tài
trợ TMQT. Nói cách khác, tỷ số này là tỷ lệ đóng góp của lợi nhuận tài trợ TMQT vào tổng lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.
_ . ____ _____ Lợi nhuận tài trợ TMQT
Tỷ suất LNTT/LNKD = . :...x 100%
Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tạicác các
ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan
a. Sự biến động của tỷ giá
Tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK của mỗi quốc gia. Những biến động
không lường trước được của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả và lợi nhuận của NXK cũng như NNK. Ví dụ như, trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu ngoại tệ tăng giá thì NNK sẽ bị lỗ do phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để mua đủ số ngoại tệ thanh toán cho NXK nước ngoài theo hợp đồng. NNK có thể tìm cách để trì hoãn thanh toán hay không muốn nhận hàng gây ra rủi ro cho cả hai bên. Tương tự đối với trường hợp tỷ giá giảm, qua đó ta thấy sự biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng mạnh đến kim
ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia. Khi hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, doanh số tài trợ thương mại của các NHTM cũng sẽ chịu ảnh hưởng theo.
b. Khoảng cách về mặt địa lý
Trong thương mại quốc tế, NXK và NNK ở hai quốc gia khác nhau, cách xa về mặt địa lý. Điều này làm nảy sinh những vấn đề do sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp, chính trị - xã hội, gây ra nhiều rủi ro cho cả các doanh nghiệp và ngân hàng. Các ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc thẩm định khách hàng trước tài trợ hay giám sát sau khi tài trợ. Từ đó, hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng có thể chịu ảnh hưởng.
c. Luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước
Các doanh nghệp, ngân hàng thương mại hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền
kinh tế đều chịu sự điều tiết, chi phối của pháp luật. Mỗi sự thay đổi trong chính sách XNK của Nhà nước như chính sách thuế, hạn ngạch, chính sách kinh tế đối ngoại, quản lý ngoại hối và các chính sách hỗ trợ hoạt động XNK... .đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến hình thức, quy
mô hoạt động tài trợ thương mại của các NHTM.
d. Yếu tố khách hàng
Khi ra một quyết định tài trợ thương mại, các NHTM quan tâm đến rất nhiều yếu tố từ phía khách hàng, từ trình độ, uy tín đạo đức của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, khả
năng tài chính, các phương án, chiến lược kinh doanh,.. .Doanh nghiệp mà kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao thì khả năng được ngân hàng tài trợ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức kinh doanh của khách hàng cũng rất cần được quan tâm. Nếu các doanh nghiệp XNK chủ tâm lừa đảo ngân hàng, mà ngân hàng không phát hiện ra, thì sẽ gây những thiệt hại lớn cho bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM cần thường xuyên
giám sát, đánh giá khách hàng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động tài trợ thương mại, góp phần ổn định kinh doanh và tăng doanh số tài trợ của ngân hàng.
e. Yếu tố cạnh tranh
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp các sản phẩm tài trợ thương mại giống hoặc tương tự nhau. Bên cạnh đó, còn có sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài có chất lượng dịch vụ, trình độ khoa học, công nghệ, khả năng về vốn tốt hơn các NHTM trong nước. Sự cạnh tranh gay gắt có
ảnh hưởng rất lớn đến doanh số tài trợ thương mại của các ngân hàng. Do vậy, đòi hỏi các ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để có những chính sách tài trợ phù hợp nhất với khách hàng, nhằm tạo ra ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh.
1.2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan
a. Chính sách đối ngoại của ngân hàng
Để thực hiện hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, cần có sự tham gia của nhiều bên ngân hàng. Nếu các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau có quan hệ đại lý với nhau,
gắn bó, liên kết với nhau, hiểu biết lẫn nhau, thì hoạt động tài trợ thương mại quốc tế sẽ diễn ra thuận lợi hơn nhiều. Chẳng hạn như trong phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ, ngân hàng thông báo nên là chi nhánh hay đại lý của ngân hàng phát hành tại nước của NXK. Ngân hàng đại lý này sẽ đống vai trò rất lớn trong việc cung cấp thông tin, tư
vấn cho ngân hàng phát hành về các khách hàng nước ngoài. Do vậy, các ngân hàng cần
tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh, đại lý của mình trên toàn cầu. Nhiều khi, nhờ vào mối quan hệ lâu dài và sự uy tín của ngân hàng mà ngân hàng đối tác có thể bỏ qua những lỗi do khách hàng của mình gây ra và ngược lại. Nhờ đó, ngân hàng sẽ duy trì và phát triển được mạng lưới khách hàng của mình và đảm bảo được hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế.
b. Chính sách khách hàng của ngân hàng
Trong thời buổi các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ngân hàng nào có chính sách chăm sóc, phát triển khách hàng tốt, ngân hàng đó sẽ thành công. Các ngân hàng cần có những chính sách riêng, ưu đãi riêng hướng tới từng đối tượng khách hàng của mình. Có như vậy, mới tạo ra được sự khác biệt với các ngân hàng khác. Ngân
hàng càng thu hút và tạo được mối quan hệ gắn bó với nhiều khách hàng uy tín thì hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại nói riêng cũng sẽ được
nâng cao.
c. Yếu tố công nghệ
Ngoài việc sử dụng công nghệ để lưu trữ, quản lý thông tin khách hàng, ngày nay, công nghệ còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin, thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau trên thế giới. Nhờ công nghệ hiện đại, sự truyền tải thông
tin, thực hiện các giao dịch diễn ra nhanh hơn, từ đó tiết kiệm được thời gian, chi phí và
tăng tính an toàn trong việc thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại.
d. Nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của các ngân hàng. Hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay càng
phức tạp, công nghệ càng ngày càng hiện đại thì đòi hỏi ngân hàng phải có những nhân