VIỆT NAM
Qua kinh nghiệm phát triển hoạt động tài trợ TMQT của các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc, các nước này có vị trí địa lý và tình hình phát triển kinh
tế khác nhau, tuy nhiên đều rất coi trọng hoạt động tài trợ TMQT, xem hoạt động này mang tầm chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia để khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, dựa vào nguồn lực của đất nước và tích cực tham gia vào quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống NHTM đống vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược tài trợ TMQT của các quốc gia này. Các hoạt động tài trợ đó bao gồm:
Thứ nhất là hoạt động cho vay hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh hàng hóa xuât khẩu, bao gồm:
- Cho vay vốn đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất) đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và số lượng mặt hàng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của quốc gia.
- Cho vay các dự án cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên trường quốc tế.
Thứ hai là công tác tài trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, bao gồm các hình thức tài trợ:
- Cho vay vốn lưu động để mua nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
- Hỗ trợ dòng tiền cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu bằng hình thức chiết
khấu chứng từ, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng mà chưa nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay hầu hết các NHTM chưa áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi đối với các bộ chứng từ hàng xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Tài trợ các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài mua hàng hóa xuất khẩu sản xuất
trong nước bằng cách cho vay trực tiếp hay cấp vốn cho vay các NHTM nước ngoài để họ tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, góp phần thúc đẩy, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kinh tế quốc gia.
Thứ ba là việc tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu dưới hình thức bảo lãnh. Các hình thức bảo lãnh bao gồm bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn tín dụng ngân hàng, bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành,...
Thứ tư là các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam muốn phát triển và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thì việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT là điều không thể thiếu. Trong thời gian tới, các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc tăng cường hoạt động tài trợ TMQT cần được áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện riêng của Việt Nam, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cũng như không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận đã trình bày lý luận về những vấn đề chung nhất của hoạt
động tài trợ TMQT tại các NHTM Việt Nam, vai trò của hoạt động này đối với các doanh nghiệp, các NHTM và cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng và các hình thức tài trợ thương mại cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc tăng cường, phát triển hoạt động tài trợ ngoại thương và bài học cho Việt Nam. Qua đó, vai trò của hoạt động tài trợ TMQT được thể hiện rất rõ ràng. Từ những vấn đề cơ bản trên, khóa luận sẽ đi nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thực trạng hoạt động tài trợ TMQT
tại ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm gần đây, đưa ra những phân tích, đánh
giá, và nêu ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này tại ngân hàng TMCP Quân đội trong những năm tới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI