KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 45)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (gọi tắt là Ngân hàng Quân đội) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH - GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng

với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế. Ngân hàng Quân Đội hiện có hội sở chính tại số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội.

Với số vốn đóng góp lúc thành lập là 20 tỷ đồng, ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốc phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển

lớn mạnh của nền kinh tế, MB đã phát triển để trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Khách hàng mà Ngân hàng Quân Đội phục vụ khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,... có nhu cầu vay vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ....Phương châm hoạt động của Ngân hàng Quân Đội là hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng. Trong những

năm qua, Ngân hàng Quân Đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng càng được củng cố và phát triển. Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên tục trong 20 năm hoạt động. Vốn điều lệ,

tổng tài sản cũng như lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng liên tục.

Ngân hàng Quân đội đã không ngừng lớn mạnh với tổng số nhân sự hiện nay đạt 5759 người và mạng lưới kinh doanh đang ngày càng được mở rộng trên toàn quốc, bao

gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 58 chi nhánh. MB hiện có gần 200 điểm giao dịch trên khắp cả nước, trong đó có 2 chi nhánh ở nước bạn Lào và Campuchia, và quan hệ

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng

Tổng vốn huy

động 116422,7 100 % 148449,1 100 % 157689,6 100 %

Tiền gửi của khách hàng

89548,6 76,92 % 117747,4 79,32 % 136088,8 86,30 % Tiền gửi và vay của

các TCTD khác

26672,4 22,91 % 30512,11 20,55 % 21423,00 13,59 %

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay

201,504 0,17 % 189,591 0,13 % 177,806 0,11 %

Tốc độ tăng trưởng

của vốn huy động - 27,51 % 6,22 %

với hơn 800 ngân hàng đại lý trên toàn cầu. Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triển khai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát

triển, đầu tư năng lực kinh doanh. Ngân hàng đã chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giao dịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư

phương tiện, tăng cường an ninh. Trong suốt chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân Đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ mới. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội.

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội

KHƠI QUÁN NHẢN KHOI KHÁCH HÀNG KHƠI KHACH HẢNG Lươl VÀ KHNH PHAN KHƠI CÔNG NGHỆ THÔNG KHỎi OOANH NGHIỆP

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2013

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Trong 20 năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đã liên tục phát triển về quy mô, vốn điều lệ, tổ chức, mạng lưới, hoạt động đảm bảo an toàn, kết quả kinh doanh có lãi, từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các NHTM Việt Nam.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong 20 năm qua, hoạt động huy động vốn của ngân hàng Quân đội luôn đạt ở mức cao so với các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đáp ứng được nhu

cầu vay vốn của mọi đối tượng khách hàng và góp phần quan trọng trong việc điều hòa vốn trong toàn hệ thống.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội

đội, ta thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng lên hằng năm. Cụ thể, năm

2012, tổng vốn huy động được của ngân hàng đạt 148449.1 tỷ đồng, tăng 27.5% so với năm 2011 và bằng 115% so với kế hoạch đặt ra cho năm 2012.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 58108,07 100 % 73912,00 100 % 87277,91 100 %

Cho vay TCKT, cá

nhân 57799,88 99,47 % 73387,87 99,29 % 86483,27 99,09 % Cho vay chiết khấu

thương phiếu và giấy tờ có giá

106,684 0,18 % 315,587 0,43 % 482,060 0,55 %

Bước sang năm 2013, tổng số vốn huy động của MB tiếp tục tăng so với năm 2012,

đạt 157689.6 tỷ đồng, tăng 6.2% so với năm 2012. Điều đó cho thấy rằng hoạt động huy

động vốn của MB đang ngày càng phát triển, mạng lưới khách hàng ngày càng được mở

rộng. Trong tổng số vốn huy động của MB, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 76-86 % và tăng dần qua các năm.

Nguồn vốn huy động có tỷ trọng lớn thứ hai là từ tiền gửi và vay của các TCTD khác, khoảng 14-23% tổng số vốn huy động và có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều đó cho thấy MB đã và đang giảm dần sự phụ thuộc về vốn vào các TCTD khác và đang ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hình 2.2. Tổng vốn huy động của Ngân hàng Quân Đội giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Tổng số vốn huy động

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2013

Đạt được kết quả như vậy là do MB đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, xây dựng được một chiến lược huy động vốn linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn, lãi suất,... Các mức lãi suất mà MB đưa ra luôn theo sát những diễn biến của thị trường và các quy

định của NHNN, nhưng vẫn luôn đảm bảo được tính cạnh tranh với các NHTM khác. 39

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Tận dụng nguồn vốn huy động được, trong 20 năm qua, hoạt động đầu tư và cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội không ngừng được mở rộng, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bảng 2.2. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Quân Đội giai đoạn 2011 - 2013

Các khoản trả thay

khách hàng - - 22,000 0,03 % 76,242 0,09 %

Phân tích dư nợ theo thời hạn gốc - Cho vay khách hàng của Ngân hàng

Nợ ngắn hạn 38929,02 66,99 % 53084,76 71,82 % 63664,87 72,94 % Nợ trung hạn 11640,91 20,03 % 12262,55 16,59 % 12397,25 14,20 %

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 54766,21 94,25 % 69511,71 94,05 % 81233,04 93,07 % Nợ cần chú ý 2404,48 4,14 % 3028,65 4,10 % 3898,79 4,47 % Nợ dưới tiêu chuẩn 395,546 0,53 % 299,13 0,40 % 653,04 0,75 % Nợ nghi ngờ 111,310 0,19 % 432,9052 0,59 % 674,37 0,77 % Nợ có khả năng mất vốn 520,5266 0,90 % 639,606 0,87 % 818,67 0,94 %

Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội 2011-2013

40

Tổng dư nợ của ngân hàng đến cuối năm 2013 đạt 87277,91 tỷ đồng, tăng 18 % so

với cuối năm 2012. Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của MB trong năm 2012 đạt 27,39 %. Trong đó, cho vay TCKT, cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu, luôn chiếm trên 99% tổng

dư nợ của ngân hàng. Ve thời hạn các khoản vay, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 65 - 70% và có xu hướng tăng dần qua các năm gần đây.

Tỷ lệ nợ dài hạn chiếm khoảng 12% tổng dư nợ của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn có tỷ trọng lớn giúp hạn chế được rủi ro cho ngân hàng và đảm bảo cho của ngân hàng luôn hoạt động tốt. Những năm gần đây, MB rất chú trọng công tác phát triển mạng lưới

khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm, do vậy ngày càng thu hút được nhiều khách hàng hơn, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chất lượng các khoản vay của MB luôn được đảm bảo độ an toàn, cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân Đội giai đoạn 2011 - 2013

Tỷ lệ nợ xấu ( nhóm 3,4,5 ) của ngân hàng TMCP Quân đội những năm gần đây luôn được duy trì ở mức thấp (dưới 2%). Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có tăng lên, khoảng 2,4%, do ngân hàng chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế. Có được thành quả như vậy là

2011 2013

do MB luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro, sự chặt chẽ trong công tác thẩm định khách hàng và cho vay, cũng như giám sát khách hàng sau giải ngân.

MB đã đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của NHNN, tập trung rà soát danh mục cho vay, bao gồm cả giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Đồng thời, MB thường xuyên chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh trong hệ thống, nhằm đảm bảo tính tuân

thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN và của chính ngân hàng.

2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác

Các hoạt động kinh doanh khác của MB, như cung cấp dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán đầu tư, góp vốn vào các công ty liên kết,.. .đều phát triển mạnh

mẽ trong những năm gần đây.

• Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Phòng Kinh doanh vốn của ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện mua bán các ngoại tệ chủ yếu như: USD, EUR, JPY, CHF,.. .MB là một trong những ngân hàng rất năng động trên thị trường tiền tệ với các đối tác chính là các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, cả trong nước lẫn quốc tế. Hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp

cho MB có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng. Ngân hàng TMCP Quân đội đã luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của NHNN về việc yết giá, áp dụng tỷ giá và phương thức thanh toán trong mua bán ngoại tệ, hồ sơ mua bán, đối tượng mua bán ngoại tệ,.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Năm 2011, do sự biến động khó lường của thị trường tiền tệ và thị trường vàng, MB đã lỗ hơn 85 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh ngoại hối. Đến năm 2012, hoạt động này đã đem lại cho MB hơn 3,6 tỷ đồng lợi nhuận. Bằng việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường,

năm 2013, lợi nhuận MB thu về từ hoạt động này lên đến 99,3 tỷ đồng. Đây là tín hiệu rất tốt đối với MB, vì hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối được nâng cao, góp phần

vào tổng lợi nhuận của ngân hàng.

• Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn

Những năm gần đây, do sự biến động của thị trường, cũng như sự suy thoái của nền kinh tế nước ta, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và góp vốn đầu tư dài hạn không đem lại hiệu quả. Cụ thể, năm 2011, MB lỗ hơn 113 tỷ đồng do hoạt động này.

Năm 2012, số tiền thua lỗ giảm bớt, còn 66,8 tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 lại tăng lên gần 110 tỷ đồng.

• Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của MB rất đa dạng, bao gồm bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch

vụ chứng khoán, dịch vụ quản lý quỹ, dịch vụ cho thuê,.. .Trong đó, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh chiếm tỷ trọng chủ yếu, thứ hai là dịch vụ thanh toán và tiền mặt. Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ của MB liên tục tăng qua các năm gần đây, từ hơn 642 tỷ đồng năm 2011 lên hơn 732 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 14% và năm 2013, đạt gần 739 tỷ đồng.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4. Ket quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2011 - 2013

Chi phí hoạt động 6 1880,6 6 2696,6 7 2746,4

Chi phí dự phòng rủi ro 641,15 2027,1

6

1892,3 8

Tổng lợi nhuận trước thuế 2 2625,3 5 3089,5 3 3021,6

Bằng rất nhiều sự nỗ lực trong 20 năm qua, MB đang ngày càng khẳng định vị thế

của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Những năm gần đây, MB luôn nằm trong

số những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong toàn hệ thống. Từ năm 2011 đến 2013, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt khoảng 2000 tỷ đồng. Tổng thu, chi, lợi nhuận của

ngân hàng biến động mạnh là do sự biến động của thị trường, khủng hoảng kinh tế thế giới, và sự suy yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2012 có thể coi là năm đánh dấu bước ngoặt đột phá trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội sau 18 năm đi vào hoạt động. Tổng thu nhập hoạt đong năm 2012 đạt 7813,37 tỷ đồng, tăng hơn 2666 tỷ đồng so với năm 2011, tương

đương tăng 51,79%. Có được kết quả như vậy là do MB đã chú trọng phát triển các hoạt

động dịch vụ theo hướng đẩy mạnh sự áp dụng công nghệ, các tiện ích đi kèm, nhờ đó mà tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2012 đã tăng đáng kể so với năm 2011. Cơ cấu thu nhập của MB cũng có những thay đổi hợp lý, thu từ hoạt động dịch vụ tăng lên trong khi thu từ hoạt động dịch vụ có xu hướng giảm.

Trong năm 2012, thực hiện chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 9/11/2012 của NHNN yêu cầu các TCTD không trả cổ tức, không tăng lương, thưởng nếu chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, MB đã tăng mạnh chi phí dự phòng gấp 3 lần so với năm 2011 để xử lý nợ xấu và duy trì hoạt động an toàn. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 3090 tỷ đồng, thật sự là điểm sáng của MB năm 2012. Qua đó, MB trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất

trong khối các NHTM cổ phần (không tính các thành viên Nhà nước đang có tỷ lệ sở hữu chi phối) và là một trong những ngân hàng tốt nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, MB vẫn nằm trong top các NHTM có lợi nhuận

cao nhất hệ thống trong năm 2013. Các chỉ tiêu hầu như không có sự thay đổi nhiều so với năm 2012, MB đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Một trong những nguyên nhân để MB đạt được quy mô lợi nhuận lớn như vậy là do MB đã tích cực đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng việc duy trì quan hệ bền vững với khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới có chọn lọc cùng với việc thực hiện linh hoạt các chính sách hỗ trợ nguồn vốn và lãi suất.

Bên cạnh đó, MB cũng chú trọng tăng trưởng tín dụng nhưng phải chặt chẽ, không

để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, không ngừng phát triển các sản phẩm trọng gói nhằm giúp

các doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian. Sự chặt chẽ

44

trong việc kiểm soát việc cho vay đã giúp MB có những bước tiến ổn định, trong khi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w