Tăng cường phát triển và áp dụng các sản phẩm tài trợ thương mại quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 81 - 83)

mới

Bộ phận tài trợ TMQT của MB cần thành lập các nhóm dự án, chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại mới, nghiên cứu tính khả thi, xây

dựng quy trình, quy hoạch cán bộ để phát triển, đa dạng hóa các nghiệp vụ tài trợ TMQT

mà hiện nay MB chưa thực hiện. Điều này cần được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết

và cần tiến hành ngay, vì dưới áp lực cạnh tranh của các NHTM khác, MB hoàn toàn có

thể bị mất thị phần nếu không tiến hành công tác phát triển sản phẩm mới.

Trước mắt, MB nên triển khai nghiên cứu và đưa vào áp dụng hình thức tài trợ bao

thanh toán. Đây là hình thức tài trợ thương mại khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Hiện nay, các điều kiện cho phép để thực hiện hình thức tài trợ này cũng như triển vọng phát triển đã rất rõ ràng. Quy chế hoạt động bao thanh toán đã được NHNN ban hành. Bên cạnh đó, theo quyết định số 1289/QĐ-NHNN ngày 4/6/2008 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội được thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước. Ngày 24/2/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam cũng đã ký ban hành Quyết định số 347/QĐ-NHNN chấp thuận cho phép MB

được hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu.

Theo thống kê mới nhất của FCI (Factor Chain International) - mạng lưới toàn cầu

của các công ty bao thanh toán hàng đầu, được thành lập năm 1968, hiện có 269 thành viên tại 74 quốc gia, chiếm hơn 80% doanh số bao thanh toán toàn cầu, doanh số bao

thanh toán năm 2013 tăng gần 5% nếu tính bằng đồng Euro và tăng gần 10% nếu tính bằng Đô la Mỹ so với năm 2012. Tổng doanh số bao thanh toán toàn cầu năm 2013 đạt khoảng 2230 tỷ Euro, hay tương đương 3079 tỷ USD. Trong đó, Châu Âu là thị trường bao thanh toán lớn nhất, chiếm tỷ trọng 60% doanh số bao thanh toán toàn cầu. Châu Á là thị trường lớn thứ 2, chiếm 27% tổng doanh số. Đây quả là những con số hết sức ấn tượng, cho thấy việc bao thanh toán đang ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi

trên thế giới. Việc MB tiến hành phát triển hình thức tài trợ TMQT bằng hình thức bao thanh toán sẽ mở ra một trang mới cho hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM Việt Nam, góp phần tăng lợi nhuận và vai trò của hoạt động này đối với MB trong những năm tới.

Do mạng lưới chi nhánh của MB ở nước ngoài chưa phát triển, nên khi thực hiện các giao dịch tài trợ TMQT áp dụng hình thức tài trợ mới như bao thanh toán, MB cần thực hiện theo mô hình bao thanh toán quốc tế đa phương. Như vậy, MB cần nghiên cứu

để chọn ra cho mình những đối tác thích hợp, vừa đảm bảo thực hiện tốt các giao dịch phát sinh, vừa đảm bảo tăng trưởng thị phần trong nước và ngoài nước. Việc MB gia nhập FCI cũng là một giải pháp khả thi.

MB cần khuyến khích các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng

xuất, đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể, điều kiện để xác định hạn mức chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất cho các khách hàng xuất khẩu, từ đó thu hút khách hàng xuất khẩu đến với MB, tăng nguồn thu ngoại tệ cho MB phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác,

đặc biệt là tài trợ nhập khẩu để giảm sự mất cân đối giữa tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập

khẩu. Hiện tại ở MB mới chỉ áp dụng hình thức chiết khấu có truy đòi, chưa áp dụng hình thức miễn truy đòi.

Thời gian tới, MB cần nghiên cứu tính khả thi, đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể để tiến tới áp dụng hình thức chiết khấu này, giúp toàn diện hệ thống sản phẩm tài trợ TMQT của ngân hàng, thu hút khách hàng, tăng doanh thu,lợi nhuận cho ngân hàng.Thời gian tới, MB cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ cho vay ứng trước bộ chứng từ hàng xuất nhằm tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp xuất khẩu quay vòng vốn sản xuất kinh doanh nhanh hơn, tăng cường công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường tài trợ thương mại quốc tế tại NHTMCP quân đội khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w