Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí toán tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 36 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Cách ứng xử của chi phí là thuật ngữ để chỉ sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được. Khi xem xét cách ứng xử của chi phí, cần phân biệt rõ phạm vi hoạt động của doanh nghiệp với mức độ hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ. Phạm vi hoạt động chỉ rõ các năng lực hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao động của công nhân, mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt động chỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ trong giới hạn của phạm vi hoạt động đó.

Theo cách phân loại này chi phí được chia thành hai loại cơ bản là chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Chi phí biến đổi: là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng không thay đổi khi tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động. Ví dụ về chi phí biến đổi là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, hoa hồng bán hàng. Khái niệm về chi phí biến đổi rất quan trọng đối với mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, kiểm soát tốt chi phí biến đổi sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi về tổng số trong một phạm vi phù hợp các mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại biến động ngược chiều với mức độ hoạt động khi tính bình quân cho một đơn vị mức độ hoạt động. Ví dụ về chi phí cố định bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp để xem xét tính cố định hay biến đổi của chi phí ở đây là giới hạn năng lực sản xuất tối thiểu và tối đa trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong phạm vi phù hợp này, mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động là mối quan hệ tuyến tính và được biểu thị là một đường thẳng và phù hợp theo quan điểm của kinh tế học (hình 1.2).

Hình 1.5. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động

Chi phí hỗn hợp là: Những chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biến đổi. Trong thực tế có rất nhiều chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuần tuý là chi phí biến đổi hay thuần tuý là chi phí cố định mà là chi phí hỗn hợp. Hiểu biết rõ về các thành phần biến đổi và cố định trong chi phí hỗn hợp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc dự toán chi phí.

Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế

Toàn bộ chi phí trong doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:  Chi phí nguyên vật liệu:

Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động cung cấp dịch vụ trong kỳ.

Chi phí nhân công

Là tiền lương chính; tiền lương phụ, các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp; các khoản phải trả khác cho người lao động trong kỳ.

Chi phí khấu hao tài sản cố định:

Là phần giá trị của tài sản cố định điều chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tùy thuộc đặc điểm và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chọn lựa một trong các phương pháp sau đây:

- Khấu hao theo đường thẳng. - Khấu hao theo số dư giảm dần. - Khấu hao theo sản lượng.

Phân tích chi phí khấu hao làm cơ sở cho những hoạch định về tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Là các khoản chi phí cho các dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như chi phí điện, nước, điện thoại, thuê mặt bằng…

Chi phí khác bằng tiền

Là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị…

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại.

Toàn bộ chi phí được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất

Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một kỳ nhất định.

 Trong Doanh nghiệp dịch vụ chi phí được chia làm ba khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu:

Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động cung cấp dịch vụ. Loại chi phí này thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi phí giá thành dịch vụ.

Để thực hiện việc quản lí chi phí nguyên vật liệu luôn được doanh nghiệp xây dựng định mức hợp lý dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, làm cơ sở cho việc so sánh chi phí thực tế và chi phí định mức, qua đó phát hiện nguyên nhân làm gia tăng chi phí nguyên liệu để có những giải pháp khắc phục kịp thời.

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Là tiền lương chính, phụ; các khoản trích theo lương (BHYT. BHXH. KPCĐ. BHTN) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất, Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào giá thành sản phẩm, dịch vụ.

- Chi phí sản xuất chung:

Là những chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Chi phí sản xuất chung là chi phí hỗn hợp, vừa bao gồm các chi phí khả biến (biến phí) vừa bao gồm chi phí bất biến (định phí). Chi phí sản xuất chung thường khó xác định cho từng sản phẩm riêng biệt. Do vậy để xác định chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp phải phân bổ cho các sản phẩm dịch vụ theo những tiêu thức nhất định.

Chi phí ngoài sản xuất

Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ liên quan đến qúa trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng:

Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo. ...

- Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác...

Ngoài ra còn có Chi phí Tài chính và chi phí khác.

Phân loại chi phí theo sự ảnh hưởng tới sự lựa chọn các phương án

Có thể thấy rằng mọi quyết định của nhà quản trị đều liên quan đến ít nhất hai phương án lựa chọn, do vậy với mục đích phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý, chi phí được phân loại thành chi phí chênh lệch (chi phí có thể tránh được), chi phí chìm và chi phí cơ hội

- Chi phí chênh lệch: Là chi phí khác nhau giữa các phương án.

- Chi phí chìm: Là chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không bị ảnh hưởng bởi các phương án hoạt động trong hiện tại cũng như trong tương lai.

- Chi phí cơ hội: Là phần lợi nhuận tiềm năng bị từ bỏ khi lựa chọn một phương án này thay vì một phương án khác.

Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát

Cũng với mục đích phân loại chi phí để phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý nhưng dưới góc độ đánh giá khả năng kiểm soát chi phí của tổ

chức, chi phí được phân loại thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.

- Chi phí kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị có quyền quyết

định hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ phát sinh chi phí.

- Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản trị không có

quyền quyết định hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới mức độ phát sinh chi phí. Tóm lại, cho nhiều mục đích khác nhau, chi phí được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là một sự hiểu biết chung cần có của chi phí kết hợp với việc xem xét chức năng của nó. Doanh nghiệp đã sử dụng những loại chi phí gì và sử dụng vào các mục đích gì là những dạng thông tin cần thiết phải có trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho hoạt động quản lý đòi hỏi những hiểu biết kỹ lưỡng hơn về chi phí. Chi phí xem xét ở giác độ kiểm soát được hay không kiểm soát được là điều kiện tiền đề cho việc thực hiện kế toán trách nhiệm. Chi phí khi được nhận thức và phân biệt thành dạng chi phí không thích hợp và chi phí thích hợp cho việc ra quyết định có tác dụng lớn phục vụ cho tiến trình phân tích thông tin, ra quyết định của người quản lý. Được sử dụng một cách tích cực và phổ biến nhất trong kế toán quản trị đó là cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của nó với sản lượng thực hiện. Xem xét chi phí theo cách thức ứng xử giúp thấy rõ mối quan hệ rất căn bản trong quản lý: quan hệ chi phí- sản lượng - lợi nhuận. Báo cáo thu nhập của doanh nghiệp lập theo cách nhìn nhận chi phí như vậy trở thành công cụ đắc lực cho người quản lý trong việc xem xét và phân tích các vấn đề.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí toán tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w