Hoàn thiện thu thập, xử lý thông tin chi phí

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí toán tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 105 - 107)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Hoàn thiện thu thập, xử lý thông tin chi phí

Một là, để cung cấp thông tin chi phí phát sinh, tác giả đề xuất công ty cần mở các tài khoản chi tiết theo dõi chi phí như sau:

Đối với TK TK 622: Trên cơ sở các tài khoản cấp 1 theo dõi chi phí NCTT của KTTC có thể mở chi tiết như sau:

+“Tài khoản cấp 2: Chi tiết theo từng loại đối tượng tập hợp chi phí. Đối với TK 622 có thể là các loại dịch vụ, phòng ban, đơn vị. Ví dụ với tiền lương bộ phận trực tiếp dịch vụ CPN mở TK 6221, dịch vụ quảng cáo số mở TK 6222.

+ Tài khoản cấp 3: Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong từng loại đối tượng tập hợp chi phí. Đối với từng loại dịch vụ được theo dõi trong tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 được chi tiết theo từng dịch vụ cụ thể. Ví dụ với tiền lương bộ phận SPU CPN mở TK 62211 theo dõi CP tiền lương nhân viên lập trình (SAP FICO), mở TK 62212 theo dõi tiền lương nhân viên phân tích nghiệp vụ (BA).

Đối với TK 627: TK cấp 2 được chi tiết theo hệ thống tài khoản KTTC; TK cấp 3: Chi tiết theo từng loại đối tượng tập hợp chi phí; TK cấp 4: Chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí; TK cấp 5: Chi tiết theo cách ứng xử của chi phí (biến phí và định phí); TK cấp 6: Chi tiết theo chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được; TK cấp 7: Chi tiết theo chi phí định mức, chi phí thực tế và chênh lệch chi phí.

Hai là, mở các sổ kế toán chi tiết chi phí tương ứng với các TK chi tiết 622, 627 đề xuất ở trên để theo dõi và quản lý chi phí. Bao gồm: Sổ chi tiết chi phí (Phụ lục 4.4), bảng tổng hợp chi phí (Phụ lục 4.5), bảng tổng hợp chi tiết chi phí theo dịch vụ (Phụ lục 4.6)

Ba là, xác định chi phí cho đối tượng chi phí cụ thể như sau: chi phí nhân công trực tiếp hạch toán cụ thể cho từng loại dịch vụ, còn chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty phân bổ vào cuối kỳ theo tiêu thức cơ cấu chi phí nhân công trực tiếp của từng dịch vụ.

Bốn là, Xây dựng hệ thống chỉ tiêu cần thiết: Cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu thông tin một cách đồng bộ, thống nhất, tránh sự trùng lặp, và sự mâu thuẫn giữa các thông tin được cung cấp nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Mặt khác, cần phải xây dựng một hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến nhằm cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho kế toán quản trị trong việc dự báo và kiểm soát chi phí.

Năm là, tổ chức hạch toán chi phí chi tiết đến từng trung tâm chi phí để thuận lợi cho công tác lập báo cáo đánh giá hiệu quả từng đơn vị kinh doanh trực tiếp phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Cụ thể: Tác giả đề xuất công ty thực hiện hạch toán chi phí chi tiết đến từng cửa hàng, bưu cục và các phòng ban; từ đó sẽ đánh giá được hiệu quả kinh doanh đến bưu cục cửa hàng để phục vụ việc ra quyết định của nhà quản trị.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí toán tại tổng công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w