4.1. Những nhân tố mới ảnh hưởng đến kênh phân phối của MobiFone trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc bàn tỉnh Vĩnh Phúc
4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Kinh tế Vĩnh phúc năm 2020 chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid 19. Mặc dù tỉnh đã sớm dập được dịch bệnh, không có ca nhiễm mới song tình hình dịch bệnh trên toàn cầu đến nay vẫn diễn biến phức tạp, kéo dài, khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, gây ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế của tỉnh vốn đang hội nhập sâu rộng với độ mở lớn.
Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nói trên khiến tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng thấp, đạt 0,69% so với kế hoạch đề ra là 8-8,5%. Thu ngân sách của tỉnh năm 2020 rất khó khăn, chỉ đạt 85,8% dự toán năm và bằng 82,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, tỉnh tăng cường nuôi dưỡng các nguồn thu ngân sách; chống thất thu, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Ban hành Chiến lược thu hút vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tận dụng tốt làn sóng chuyển dịch đầu tư từ khu vực Đông Bắc Á vào ASEAN, trong đó có Việt Nam để thu hút các nhà đầu chiến lược có năng lực kinh nghiệm, tài chính, các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ “xanh”, thân thiện với môi trường. Tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin – truyền thông. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực, đặc biệt tập trung ưu tiên phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số một số ngành trọng điểm như
giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch…
Về quy mô, cơ cấu trong GRDP: Quy mô GRDP tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020 theo giá hiện hành ước đạt 122,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,68 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 3,1% so với năm 2019. Đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 104,7 triệu đồng/người (tăng 1,7 triệu đồng/người so với năm 2019).
Khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn giữ vai trò là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2020 ước tăng 3,92% so với cùng kỳ, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 1,85 điểm %; riêng ngành công nghiệp tăng 3,10%, đóng góp 1,30 điểm %.
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh ít chịu tác động của dịch Covid- 19, sản xuất ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 tăng 2,88% so với năm 2019, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh 0,17 điểm %
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp: Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa biên giới của các quốc gia đối với nhiều loại hàng hóa và thực hiện chính sách miễn, giãn nộp đối với một số loại thuế, lệ phí. Ước năm 2020, thuế sản phẩm chỉ tăng 0,51% so với cùng kỳ năm 2019, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,13 điểm %.
Khu vực dịch vụ: Sáu tháng đầu năm, các ngành dịch vụ, đặc biệt là ngành thương mại, vận tải, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành là những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp nhất do tác động từ dịch bệnh Covid-19. Sáu tháng cuối năm ngành thương mại đã phục hồi tuy nhiên ngành vận tải, lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ước tính tăng trưởng khu vực dịch vụ năm 2020 đạt 0,32% so với năm 2019, đóng góp vào tăng trưởng chung 0,07 điểm trong đó ngành thương mại tăng 0,14%; ngành vận tải giảm 11,37%; ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 17,01%. Bên cạnh đó, một số ngành dịch vụ còn lại, đặc biệt là các ngành sử dụng ngân sách nhà nước như y tế, khoa học công nghệ, thông tin truyền
thông...vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ: ngành thông tin truyền thông tăng 4,56%; ngành y tế và trợ giúp xã hội tăng 9,38%; ngành hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,11%.
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Năm 2020, số doanh nghiệp thành lập mới dự kiến tăng nhẹ so với năm 2019 với 1.170 doanh nghiệp, số vốn đăng ký trên 8.199 tỷ đồng, tăng 3,4% về số doanh nghiệp và tăng 0,3% về số vốn đăng ký so với năm 2019. Lũy kế năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 11.778 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 137 nghìn tỷ đồng, trong đó có 8.009 doanh nghiệp thực tế hoạt động và 3.769 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn hoặc chờ giải thể.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp
Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trung tâm hành chính công tỉnh, huyện, bộ phận một cửa, một cửa liên thông ở cấp xã và các sở, ngành; cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua phần mềm ứng dụng cho bộ phận một cửa, phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 với 42 thủ tục hành chính, phần mềm ứng dụng quản lý văn bản. Lãnh đạo tỉnh tiếp tục duy trì chương trình “Cà-phê doanh nhân” định kỳ vào chiều thứ 6 hằng tuần và tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp. Đã tổ chức ba đoàn xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Séc và Hoa Kỳ với sáu cuộc hội thảo thu hút gần 500 nhà đầu tư tham gia, đồng thời làm việc trực tiếp với 100 tổ chức, doanh nghiệp các nước để giới thiệu, quảng bá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
Hoạt động đầu tư
đồng, tăng 11,67% so với quý trước và tăng 2,79% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2020 vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 43.154,4 tỷ đồng, tăng 10,05% so với năm trước. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chiếm tỷ trọng cao với 63,77% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư khu vực nhà nước: Ước vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước quý IV/2020 đạt 2.980,3 tỷ đồng, tăng 17,59% so với quý trước. Lũy kế cả năm ước thực hiện 7.978,1 tỷ đồng, đạt 87,41% kế hoạch năm 2020, tăng 36,61% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế tư nhân, trang trại và kinh tế hộ dân cư đang ngày càng đóng góp tỷ trọng vốn lớn, tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19 nên vốn đầu tư khu vực này giảm hơn so với cùng kỳ. Vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước quý IV/2020 ước đạt 4.322 tỷ đồng, giảm 0,88% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2020 ước đạt 16.193 tỷ đồng, giảm 0,85% so với năm 2019.
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Năm 2020, thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư trực tuyến bảo đảm tuân thủ chính sách giãn cách xã 9 hội; thực hiện giảm thời gian cho các nhà đầu tư làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh qua mạng, công bố các thủ tục hành chính, các quy hoạch của tỉnh. Tổng vốn đầu tư thực hiện của khu vực FDI quý IV/2020 ước đạt 6.316,9 tỷ đồng, tăng 12,75% so với quý trước. Lũy kế cả năm ước đạt 18.983,3 tỷ đồng, tăng 11,38% so với năm 2019.
4.1.2. Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc Vĩnh Phúc
Năm 2020 với nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu.
Bưu điện tỉnh
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Bưu điện tỉnh đã rà soát, tổ chức lại các công đoạn sản xuất, hợp lý hoá hành trình khai thác, vận chuyển, quản lý, rút ngắn đáng kể thời gian chuyển phát công văn, thư, báo, bưu kiện, bưu phẩm tới tay người nhận. Đồng thời, tăng cường đảm bảo hành trình cam kết về thời gian chuyển phát, hỗ trợ khách hàng quản lý doanh thu, đóng hàng miễn phí cho khách, giao nhận hàng tại địa chỉ; mở rộng mặt bằng khai thác, phát triển thị trường, đối tượng khách hàng.
Tổng doanh thu đơn vị năm 2019-2020 ước đạt 243 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch. Trong đó, dịch vụ bưu chính chuyển phát 107 tỷ đồng, tài chính bưu chính 32 tỷ đồng, phân phối truyền thông 104 tỷ đồng.
MobiFone Vĩnh Phúc
Với nỗ lực không ngừng, MobiFone tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tổng doanh thu Chi nhánh đạt hơn 45.6 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Cơ bản MobiFone tỉnh Vĩnh Phúc đã hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đặc biệt tập trung vào kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm gói cước ưu đãi, lắp đặt các trạm 3G, 4G phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Kết quả này là tiền đề để năm 2021, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên MobiFone tỉnh Vĩnh1 Phúc tăng tốc hơn nữa, giữ vững uy tín thương hiệu và đưa MobiFone phát triển lớn mạnh.
VNPT Vĩnh Phúc
Bước sang năm 2021, xu hướng chuyển đổi nhu cầu của khách hàng trở nên rõ rệt khi loại hình điện thoại truyền thống giảm mạnh (gần 20%); thị trường các dịch vụ truyền thống như di động, băng rộng...bão hòa đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của VNPT Vĩnh Phúc.
Trước những khó khăn đó, VNPT Vĩnh Phúc đã tổ chức triển khai các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tổng doanh thu đơn vị năm 2019 dự kiến đạt gần 400 tỷ đồng, tăng trên 4% so cùng kỳ năm ngoái. Đơn vị phát triển trên 21.000 dịch vụ mới, chủ yếu là dịch vụ băng rộng, My TV và di động trả sau.
Năm 2020, VNPT Vĩnh Phúc phấn đấu tăng trưởng doanh thu 5% so với cùng kỳ; phát triển mới 30.000 dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ: PT, viễn thông BR, MyTV, di động trả sau.
Viettel Vĩnh Phúc
Năm 2020 là năm diễn ra nhiều hoạt động sôi động tại Chi nhánh Viettel Vĩnh Phúc. Chi nhánh tổ chức chương trình chăm sóc khách hàng Viettel ++ với quy mô lớn nhất áp dụng cho toàn bộ khách hàng đang sử dụng các dịch vụ di động, Dcom, Homephone, FTTH, truyền hình, ADSL, PSTN của Viettel. Đồng thời, phát triển mạnh các gói cước trả trước cũng như trả sau ưu đãi về Data và thoại. Doanh thu cả năm của Chi nhánh ước đạt gần1000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2018.
Chi nhánh hiện có hệ thống kênh phân phối, hạ tầng mạng lưới phủ sóng tới 100% thôn, xã trong tỉnh với 12 siêu thị, 8 cửa hàng, 15 đại lý ủy quyền, 700 điểm bán hàng sim và hơn 3400 điểm bán, góp phần tạo việc làm cho 450 lao động địa phương và đóng góp cho ngân sách mỗi năm gần 50 tỷ đồng.
4.1.3. Những định hướng chiến lược phát triển chung của MobiFone trên địabàn tỉnh Vĩnh Phúc bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Giai đoạn 2015-2020, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược đề ra, tiếp tục giữ vững vị thế DN viễn thông hàng đầu trên thị trường. Đặc biệt năm 2020, vượt trên những ảnh hưởng nặng nề của của đại dịch Covid-19, MobiFone nằm trong Top DN nhà nước dẫn đầu về kết quả sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ở mức cao (trên 20%). Trước những biến động khó lường của thị trường, áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt của môi trường kinh doanh, việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển tổng thể mang tính chiến lược cho 5 năm tiếp theo có ý nghĩa nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của MobiFone.
Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu và kế hoạch của MobiFone sẽ là xây dựng và phát triển MobiFone trở thành:
- Tổng công ty nhà nước vững mạnh, năng động, hiệu quả và bền vững
- Có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, thực hiện tốt nhiệm vụ công ích
- Góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững vai trò DN chủ chốt trên thị trường viễn thông di động.
Theo kế hoạch phát triển của Tổng công ty, công ty dịch vụ MobiFone khu vực IV giai đoạn 2020-2025, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau:
Xây dựng công ty mạnh hơn, hoạt động có hiệu quả, phân phối được sản phẩm của công ty tới mọi đối tượng khách hàng trên khu vực.
Xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh, chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ quản lý, kinh doanh và chuyên gia giỏi.
Xây dựng một hệ thống phân phối hoàn chỉnh, hoạt động có tích cực, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của công ty.
Đổi mới công nghệ, đổi mới mô hình quản trị trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động nghiên cứu, xác định và gia tăng lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả, giữ vững và gia tăng thị phần dịch vụ viễn thông di động nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, tạo tiền đề cải thiện thu nhập cho người lao động
Chăm lo tốt đời sống cho người lao động, bảo đảm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, sử dụng và quản lý nguồn vốn nhà nước hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Căn cứ trên định hướng của Lãnh đạo Tổng công ty, Công ty dịch vụ MobiFone khu vực IV lấy đó làm mục tiêu phát triển của đơn vị.
4.1.4. Mục tiêu phát triển hệ thống kênh phân phối của Công ty dịch vụMobiFone khu vực IV MobiFone khu vực IV
Phát triển nhân viên cửa hàng bền vững để tăng tỷ trọng bán hàng trực tiếp qua kênh trực tiếp nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu cho MobiFone.
Mở rộng kênh phân phối về chiều rộng, xây dựng hệ thống kênh phân phối đa dạng, độ phủ rộng, bền vững.
Nâng cao chất lượng kênh phân phối, đạt tiêu chuẩn về hình ảnh, nghiệp vụ và kết quả bán hàng.
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý kênh phân phối MobiFone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Xuất phát từ thực trạng quản lý kênh phân phối của MobiFone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở những mục tiêu, chiến lược định hướng của Công ty giai đoạn 2020 – 2025 và qua phân tích các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh phân phối sản phẩm dịch vụ MobiFone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và mục tiêu phân phối, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối dịch vụ MobiFone trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
4.2.1. Về công tác tổ chức kênh phân phối
Chuẩn hóa, sắp xếp lại công tác quy hoạch các kênh phân phối trên toàn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo dân số, khu vực địa lý và hiệu quả kinh doanh của các kênh phân phối hiện nay, tổ chức lại kênh phân phối.
Trước hết, MobiFone Vĩnh Phúc nói riêng và Công ty MobiFone khu vực IV cần giải quyết xung đột trong kênh với một số giải pháp như sau:
- Rà soát lại các mã điểm bán lẻ trên hệ thống, loại bỏ các mã đại lý đã ngưng hoạt động, trùng lặp hoặc thay đổi địa điểm kinh doanh.
- Phổ biến tới các đại lý hình thức xử phạt đối với các đại lý vi phạm địa bàn