8. Cấu trúc luận văn
1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng phát triển
1.4.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
* Quản lý mục tiêu
Mục tiêu dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh là chuyển từ dạy học chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năn lực và phẩm chất học sinh. Đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn các trƣờng THPT trong tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm học
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học, khối lớp, hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đánh giá môn học. Trên cơ sở đó, GV giảng dạy xây dựng mục tiêu cụ thể và xác định phƣơng diện năng lực mà HS cần hình thành và phát triển qua môn học.
Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu dạy học môn ngữ văn, GV lập kế hoạch dạy HS theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh phù hợp với tình hình thực tế của trƣờng mình và phải đƣợc tổ chuyên môn và Ban lãnh đạo nhà trƣờng phê duyệt.
* Quản lý chương trình
Về nguyên tắc, chƣơng trình dạy học là pháp lệnh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, là căn cứ để nhà trƣờng chỉ đạo, giám sát, quản lý hoạt động
27
dạy học. Chƣơng trình dạy học quy định số lƣợng tiết học, phƣơng pháp, hình thức dạy học, số tiết trên tuần và số tiết cả năm học nhằm thực hiện mục tiêu của cấp học.
Từ chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo có các văn bản chỉ đạo nhà trƣờng rà soát, xây dựng lại phân phối chƣơng trình cho phù hợp với đối tƣợng HS, tình hình thực tế của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng chỉ đạo nhóm tổ chuyên môn và GV rà soát chặt chẽ nội dung, điều phối lại bài dạy, xây dựng lại phân phối chƣơng trình môn học theo mục tiêu mà nhà trƣờng và các tổ chuyên môn đã xác định. Sau khi phân phối chƣơng trình của nhà trƣờng xây dựng xong, Hiệu trƣởng tiến hành báo cáo với Sở Giáo dục và Đào tạo để Sở phê duyệt và đƣa phân phối chƣơng trình vào thực hiện. Toàn bộ hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá của GV phải thực hiện theo nội dung chƣơng trình đã phê duyệt, dƣới sự quản lý trực tiếp của tổ nhóm chuyên môn và Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn của nhà trƣờng.
Quản lý việc nội dung dạy học môn Ngữ Văn theo tiếp cận năng lực học sinh: Quản lý nội dung dạy học lý thuyết theo kế hoạch môn học đã xây dựng Quản lý nội dung dạy học Ngữ Văn theo chủ đề tích hợp liên môn, nội môn nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Quản lý nội dung dạy học Ngữ Văn theo chủ đề trải nghiệm gắn với tác phẩm nghệ thuật văn học, gắn với văn hóa vùng miền.
Quản lý nội dung dạy học Ngữ Văn theo chuyên đề tự chọn định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh;
Quản lý nội dung dạy học Ngữ Văn theo chƣơng trình dạy học địa phƣơng; Quản lý việc phát triển chƣơng trình dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh.
Kế hoạch dạy học môn Ngữ Văn phải đƣợc xây dựng từ giáo viên và lấy mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực học sinh làm điểm xuất phát để thiết kế sắp xếp nội dung học tập cần đạt về năng lực ở học sinh.
28
1.4.2. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
Hoạt động quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng THPT là hoạt động cần thiết để nâng cao chất lƣợng dạy học. Khi tổ chức và thực hiện chỉ đạo hiệu trƣởng cần chú ý đến tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, đầu tƣ kỹ lƣỡng, gắn đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, cụ thể:
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV dạy môn ngữ văn xây dựng kế hoạch về thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh.
+ Vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp dạy học ngữ văn tích cực (đóng vai, nêu vấn đề, dạy học theo tình huống,….), tích cực ứng dụng CNTT vào bài giảng văn học, tiếng việt, làm văn cho phù hợp.
+ Tăng cƣờng quản lý theo chất lƣợng, sản phẩm hoạt động dạy học, giao chỉ tiêu chất lƣợng bộ môn ngữ văn của từng lớp dạy đến từng GV, nhân rộng điển hình về đổi mới, sáng tạo trong dạy học ngữ văn.
+ Xây dựng các chủ đề dạy học: chủ đề tích hợp liên môn, chủ đề môn học… + Tổ chức chuyên đề cấp trƣờng, thực hiện bài dạy minh họa về đổi mới phƣơng pháp dạy học ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh; rút kinh nghiệm bài dạy và lƣu giữ toàn bộ hồ sơ.
+ Tổ chức các buổi thao giảng, hội giảng về đổi mới phƣơng pháp dạy học ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh để GV dự giờ thăm lớp, đánh giá kết quả, hiệu quả của việc đổi mới, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Đổi mới hình thức tổ chức dạy học ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh là thay đổi hình thức giảng dạy để tạo hứng thú, động lực học tập cho HS, nhằm phát huy năng lực của HS, nâng cao hiệu quả dạy học. Hiệu trƣởng cần thực hiện cụ thể:
+ Chỉ đạo tổ chuyên môn ngữ văn sinh hoạt theo hƣớng nghiên cứu về hình thức tổ chức dạy học. Động viên GV mạnh dạn đổi mời hình thức dạy học
29
môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh nhƣ tổ chức hoạt động nhóm, trải nghiệm với chủ đề tích hợp; kết hợp trò chơi trong giờ học,.. để tạo hứng thú cho HS.
+ Dự giờ theo hƣớng phân tích ƣu điểm - hạn chế của các hình thức dạy học ngữ văn (dạy học lớp-bài; sân khấu hóa tác phẩm văn học; trải nghiệm,…) của GV và các hoạt động của HS trong giờ dạy.
+ Tổ chức hoạt động thăm quan học tập thực tế cho HS.
+ Chỉ đạo GV tích cực sử dụng, khai thác CNTT, đồ dùng dạy học hiện đại vào giảng dạy, tạo hứng thú học tập bộ môn và phát huy tốt các năng lực của HS.
+ Tổ chức thao giảng, hội giảng, các chuyên đề về đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh để GV trong tổ, cụm các trƣờng THPT trong địa bàn huyện/thị xã dự giờ thăm lớp, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.
1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THPT môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THPT
Quản lý hoạt động chuẩn bị dạy học của giáo viên: Việc lập kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh; thiết kế bài giảng và các chủ đề dạy học của giáo viên, đặc biệt là giáo án lên lớp của giáo viên và các điều kiện về dạy học trải nghiệm, tích hợp liên môn.
Quản lý việc tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên đặc biệt là tổ chức các hoạt động học cho học sinh để hình thành phát triển năng lực chung, năng lực đặc thù môn Ngữ văn;
Quản lý việc tổ chức và quản lý lớp học của giáo viên, việc thực hiện nền nếp giảng dạy của giáo viên và ra vào lớp của giáo viên, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thƣờng xuyên của giáo viên đối với học sinh.
Hoạt động học của HS là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy học của GV. Quản lý hoạt động học tập môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và rèn luyện của HS trong suốt quá trình học tập.
30
Căn cứ vào kết quả môn học ngữ văn năm học trƣớc của HS, căn cứ vào chỉ tiêu phấn đấu trong năm học,nhà trƣờng cần xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy tinh thần, thái độ, động cơ, hứng thú học tập cho HS. Hiệu trƣởng nhà trƣờng chỉ đạo GV dạy ngữ văn thực hiện hoạt động dạy học và quản lý hoạt động học HS cụ thể nhƣ:
Quản lý hoạt động học tập trên lớp: Quản lý nề nếp học tập, nội quy của nhà trƣờng trong mỗi tiết học, ý thức của HS,… Từ đó, mỗi HS phải biết xây dựng cho mình tinh thần, thái độ, ý thức học tập đúng đắn, biết cách học, cách tự học, tự rèn luyện, tập trung nghe giảng, tích cực,chủ động trong các hoạt động mà GV giao để hiểu bài ngay trên lớp, chăm chỉ, chịu khó học tập, trao đổi bài với thầy cô, bạn bè, trung thực trong kiểm tra.
Quản lý hoạt động học tập ở nhà: GV hƣớng dẫn, rèn luyện kỹ năng tự học ở nhà của HS nhƣ thời gian học tập, phối hợp với cha mẹ phụ huynh đảo bảo các điều kiện tốt nhất cho HS học tập, HS làm đầy đủ trƣớc khi lên lớp, chuẩn bị tốt đồ dùng học tập.
1.4.4. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lƣợng dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS.
Hiện nay thực hiện dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS thì việc đầu tƣ trang thiết bị dạy học hiện đại đƣợc nhà trƣờng quan tâm. Tuy nhiên để khai thác và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học hiện đại cần thiết phải bồi dƣỡng cho đội ngũ GV, nhân viên nhà trƣờng.
Môn ngữ văn có đặc thù riêng, là bộ môn nghệ thuật của ngôn từ. Bởi vậy cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học trong ngữ văn không phức tạo nhƣ các bộ môn khác. Hiệu trƣởng quản lý, chỉ đạo GV sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học sẵn trong thƣ viện (sách tham khảo, tác phẩm, tranh ảnh), thiết bị
31
dạy học trên lớp (máy chiếu, bảng thông minh, internet,…). Ngoài ra, GV tăng cƣờng khai thác các nguồn tƣ liệu mở trên internet, trên trƣờng học kết nối để phục vụ tốt cho bài dạy của mình. Đồng thời, hiệu trƣởng có biện pháp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho GV dạy ngữ văn, mỗi học kỳ có bao nhiêu tiết ứng dụng CNTT trong dạy học.
1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở trường THPT phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
Kiểm tra, đánh giá có vai trò vừa tạo động lực điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động quản lý giáo dục vừa xác nhận kết quả học tập chuẩn đầu ra theo chƣơng trình giáo dục. Đánh giá phải hƣớng đến phát triển phẩm chất, năng lực ngƣời học thông qua mức độ đạt chuẩn của chƣơng trình, cung cấp các thông tin đúng, khách quan làm cơ sở thực tiễn đƣa ra các giải pháp điều chỉnh các hoạt động dạy học. Kiểm tra hoạt động dạy của GV ngữ văn với các nội dung sau:
+ Tổ chức cho GV xác định các năng lực cần đạt của HS trong các giờ dạy (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ và năng lực VH) và các mục tiêu nhƣ hình thành năng lực đọc độc lập; viết thành thạo văn bản nghị luận và thuyết minh tổng hợp; nói và nghe linh hoạt,… làm cơ sở cho dạy học nói chung và cho kiểm tra đánh giá môn ngữ văn nói riêng.
+ Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của GV và tổ chuyên môn: Sổ đầu bài, sổ điểm, theo dõi thực hành, sử dụng máy chiếu.
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn: thời điểm, nội dung, hình thức kiểm tra đọc - hiểu hay tự luận.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động giảng dạy của GV: kế hoạch soạn giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy,sáng kiến kinh nghiệm dạy học, sử dụng các phƣơng pháp kỹ thuật, đồ dùng dạy học.
32
+ Kiểm tra, đánh giá thông qua hỏi ý kiến HS; trao đổi với tổ trƣởng chuyên môn; với cha mẹ HS.
Thông qua hình thức kiểm tra (thƣờng xuyên, định kì,học kỳ/tổng kết năm học) giúp cho GV nâng cao chất lƣợng dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực HS, khuyến khích sự cố gắng vƣơn lên của GV. Với mỗi hình thức kiểm tra, đánh giá hiệu trƣởng có thể thực hiện thƣờng xuyên vào các tuần, các tháng, cũng có thể thực hiện vào cuối các kỳ hay năm học tùy thuộc vào đặc thù từng hình thức. Thông báo kết quả thành tích học tập môn ngữ văn tới HS, GV và cha mẹ học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở trƣờng THPT theo tiếp cận năng lực ở trƣờng THPT
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường
Ở các trƣờng THPT, hiệu trƣởng là ngƣời trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học. Có thể nói, hiệu trƣởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng nhƣ thực tế cho thấy, ngƣời hiệu trƣởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về lý luận dạy học, ý nghĩa và sự cần thiết của dạy học môn Ngữ văn cho học sinh, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu đƣợc các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Ngƣợc lại, nếu hiệu trƣởng năng lực quản lý hạn chế sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS.
- Năng lực và phẩm chất của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn
Nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở trƣờng THPT là giúp học sinh hình thành phẩm chất và phát triển năng lực trong học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Chính vì vậy, vai
33
trò của đội ngũ GV - những ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức đến sinh viên là vô cùng quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của chƣơng trình giáo dục đòi hỏi đội ngũ GV phải tự bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của dạy học môn Ngữ văn cho học sinh; có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực thì mới có thể giúp học sinh thực hiện tốt môn học.
- Tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức
Học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành, phát triển mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự học. Tính tích cực của học sinh, năng lực tự học là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Không ai có thể học thay, làm thay ngƣời học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân. Trên lớp học, HS chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, hoạt động, hợp tác với thầy cô và các bạn,