Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học môn Ngữ văn theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và nội dung dạy học môn Ngữ văn theo

a. Mục tiêu của biện pháp

- Khắc phục những hạn chế của chƣơng trình, SGK môn Ngữ văn hiện hành, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, hoạt động GD của nhà trƣờng.

- Quản lý chặt chẽ quy trình xây dựng chƣơng trình GD nhà trƣờng - chƣơng trình dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL HS nhằm nâng cao kết quả thực hiện mục tiêu GD và dạy học của nhà trƣờng.

- Bồi dƣỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học GD, phát triển chƣơng trình GD nhà trƣờng, xây dựng chƣơng trình môn học cho GV.

- Tạo ra đƣợc một bộ công cụ - PPCT môn Ngữ văn của nhà trƣờng phù hợp với đặc điểm đối tƣợng HS và điều kiện thực tế của nhà trƣờng để nâng

78

cao hiệu quả quản lí HĐDH, nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL HS.

b. Nội dung của biện pháp

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Ngữ văn tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong SGK hiện hành, tinh giản những nội dung dạy học vƣợt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chƣơng trình GD phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung, hoạt động GD; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong SGK vƣợt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chƣơng trình GD phổ thông hiện hành; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài SGK;

- Chỉ đạo tổ CM và GV căn cứ chƣơng trình GD phổ thông hiện hành bộ môn Ngữ văn, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tƣơng ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, PPCT mới của môn học theo định hƣớng PTNL, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng, có rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung chƣơng trình dạy học môn Ngữ văn từng năm học phù hợp với mục tiêu dạy học bộ môn.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức cho cán bộ, GV học tập đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chƣơng trình giảng dạy bộ môn, xây dựng chƣơng trình GD nhà trƣờng.

- Tổ chức cho GV Ngữ văn nghiên cứu kĩ các chỉ thị, hƣớng dẫn, yêu cầu đổi mới dạy học và các năng lực, phẩm chất chung, các năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn cần phát triển cho HS.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Ngữ văn xác định mục tiêu môn học, những năng lực cần phát triển cho HS, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung chƣơng trình dạy học môn Ngữ văn đã đƣợc xây dựng hằng năm, xem xét mức

79

độ phù hợp, hiệu quả của chƣơng trình môn học căn cứ vào chất lƣợng giảng dạy bộ môn.

- Hiệu trƣởng và các Phó Hiệu trƣởng cũng thƣờng xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV đƣợc thể hiện trong việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy.

- Phê duyệt nội dung chƣơng trình môn học để trở thành hành lang pháp lí, quy chế chuyên môn cho GV Ngữ văn thực hiện trong suốt năm học.

d. Điều kiện áp dụng

- Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành về phát triển chƣơng trình nhà trƣờng, xây dựng chƣơng trình môn học, thực hiện chƣơng trình GD phổ thông hiện hành theo định hƣớng PTNL và phẩm chất HS, đổi mới PP, HTTC dạy học...

- Tổ chức cho CBQL, GV Ngữ văn tham gia các lớp tập huấn, thăm quan học tập các mô hình về xây dựng chƣơng trình nhà trƣờng, xây dựng nội dung chƣơng trình môn học theo định hƣớng PTNL HS.

- Xây dựng quy chế đánh giá, các chế độ cho cán bộ, GV trong việc xây dựng nội dung chƣơng trình môn học và chịu trách nhiệm đối với nội dung chƣơng trình đƣợc xây dựng đó gắn với việc thực hiện mục tiêu GD chung của nhà trƣờng nhằm PTNL của HS.

3.2.3. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn của giáo viên theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu của biện pháp

- Quản lí đƣợc việc thực hiện quy chế, nền nếp chuyên môn và mục tiêu đổi mới HĐDH môn Ngữ văn của GV và tổ chuyên môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL HS ngay từ khâu xây dựng kế hoạch từng bài học, thiết kế giáo án bài dạy trƣớc khi lên lớp.

80

Thông qua kết quả quản lý nhằm điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh ở trƣờng THPT để nâng cao chất lƣợng dạy học môn Ngữ văn.

b. Nội dung của biện pháp

- Cần giúp cho GV thấy đƣợc việc chuẩn bị cho một giờ dạy học (thƣờng đƣợc thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án) là nền tảng mấu chốt quyết định chất lƣợng của HĐDH. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tƣơng tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt đƣợc những mục tiêu của bài học.

- Bồi dƣỡng cho GV năng lực thiết kế bài học theo định hƣớng PTNL HS. Chỉ đạo tổ chuyên môn giúp GV phân biệt đƣợc một cách rõ ràng sự khác biệt giữa một bài dạy theo hƣớng phát triển năng lực và một bài dạy truyền thống cách thiết kế bài dạy chuyển từ giáo án nội dung sang giáo án PP tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực ngƣời học.

+ Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức (KT), kĩ năng (KN) và yêu cầu về thái độ trong chƣơng trình. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt HS tìm hiểu, vận dụng những KT, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó GD cho HS những bài học gì).

+ Bƣớc 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những KT, KN, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển sao cho phù hợp với năng lực của HS và điều kiện dạy học; xác định trình tự logic của bài học, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS nhận thức, khám phá, vận dụng các KT, KN trong bài một cách thích hợp.

+ Bƣớc 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, gồm: xác định những KT, KN mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phƣơng án giải quyết.

81

+ Bƣớc 4: Lựa chọn PPDH, PTDH, HTTC dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển đƣợc những phẩm chất và năng lực của từng đối tƣợng HS theo mục tiêu đề ra.

+ Bƣớc 5: Thiết kế giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.

- Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá đƣợc trình độ chuyên môn và tay nghề sƣ phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề GD nhƣ: mục tiêu GD, nội dung GD, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, HTTC dạy học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tƣơng đối ổn định nhƣ: kế hoạch, thời gian, CSVC và đối tƣợng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lƣợng và hiệu quả giờ dạy học.

- Chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại bài học đƣợc thiết kế theo định hƣớng PTNL HS cùng với việc đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn và hoạt động sƣ phạm của GV.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới thiết kế bài học theo định hƣớng PTNL HS.

- Tổ chức các lớp tập huấn, tạo điều kiện cho GV Ngữ văn tham gia các khóa học đổi mới PPDH, các lớp tập huấn do ngành tổ chức để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Cung cấp và trang bị đầy đủ điều kiện về CSVC, TBDH, tài liệu về thiết kế bài học cho GV.

- Kiểm tra hồ sơ GV đột xuất và theo định kì. Chỉ đạo tổ chuyên môn Ngữ văn kiểm tra, kí duyệt giáo án, đánh giá, xếp loại giáo án GV.

- Kết hợp kiểm tra giáo án và dự giờ đột xuất để đánh giá việc thực hiện đổi mới thiết kế bài học theo định hƣớng PTNL HS.

82

d. Điều kiện áp dụng

- Nhận thức của CBQL về việc quản lí đổi mới thiết kế bài học theo định hƣớng PTNL HS là khâu quan trọng trong hoạt động quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng GD môn học của mỗi nhà trƣờng.

- Nhận thức của GV về tính bắt buộc của khâu thiết kế bài học trong HĐDH môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL HS.

- Có đầy đủ CSVC, trang TBDH, tƣ liệu, thƣ viện sách, thƣ viện mở để GV thực hiện việc thiết kế bài học theo định hƣớng PTNL HS.

- Có quy chế đánh giá việc thực hiện nền nếp chuyên môn đối với GV.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

a. Mục tiêu của biện pháp

- Phát huy tác dụng của các PPDH tích cực đang là xu thế tất yếu của GD hiện nay. Mục tiêu của PPDH tích cực là phát huy hiệu quả của giờ dạy môn Ngữ Văn: HS chủ động, tích cực, sáng tạo tiếp nhận kiến thức, phát triển tối đa các năng lực chung cũng nhƣ các năng lực chuyên biệt của môn học. GV tổ chức hƣớng dẫn các HĐDH một cách linh hoạt làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, hiệu quả và có chất lƣợng cao.

- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới PP, HTTC dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng PTNL HS. Quan tâm đúng mức đến việc trao đổi cách thức dạy học hƣớng vào mục tiêu năng lực; đảm bảo các PPDH phát huy tác dụng để đạt đƣợc mục tiêu PTNL ở HS; cung cấp đƣợc kiến thức, kĩ năng, hình thành năng lực vận dụng kiến thức cho HS. Có ý thức cao trong việc lựa chọn PPDH phù hợp, trong sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học cần thiết.

b. Nội dung của biện pháp

- Giúp cho GV Ngữ văn nắm đƣợc các khâu của dạy học nhằm PTNL HS từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và cách KTĐG HS.

83

- Giúp GV xác định mục tiêu GD dạy học môn Ngữ văn định hƣớng năng lực, đó là kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với sứ mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội.

- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng đƣợc các PP và HTTC dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dƣới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả. Khắc phục tình trạng dạy chay, dạy lý thuyết, ít kĩ năng thực hành; tăng cƣờng hoạt động nhóm; hoạt động tƣơng tác giữa HS và GV để hoàn thành sản phẩm học tập.

- Chỉ đạo GV khi sử dụng các PPDH phải gắn liền với các HTTC dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những HTTC dạy học thích hợp nhƣ: Học trong lớp, học ở ngoài lớp, khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS.

- Bồi dƣỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức KTĐG HS. Giúp GV nắm vững các hình thức KTĐG môn Ngữ văn trong dạy học phát triển năng lực HS.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với CBQL, GV về sự cần thiết phải đổi mới PP, HTTC dạy học theo định hƣớng PTNL HS. Cung cấp thông tin, tài liệu về các PP, HTDH tích cực và việc đổi mới PP, HTTC dạy học theo định hƣớng PTNL. Tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, trong đó tập trung vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng sử dụng PP, HTDH tích cực, đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để qua đó bồi dƣỡng GV.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án, kế hoạch dạy học, đề cƣơng chi tiết các học phần thể hiện đƣợc PPDH mới. Thƣờng xuyên tổ chức thảo luận, sinh hoạt chuyên môn,

84

nghiên cứu kĩ chƣơng trình, bài dạy, từ đó đề xuất các PP giảng dạy phù hợp với môn Ngữ văn.

- Phân công GV nhiều kinh nghiệm giảng dạy và quản lý kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trƣờng và GV còn trẻ còn ít kinh nghiệm. Thực hiện nghiêm túc quy chế dự giờ, thao giảng và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy một cách nghiêm túc để tìm ra đƣợc PP hay cho từng bài dạy.

- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng bài giảng mẫu, sử dụng PP, HTTC dạy học tích cực, tổ chức dạy học thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy để tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng cho GV vận dụng trong QTDH. Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới PP, HTDH không lạm dụng các PP, KTDH tích cực mà phải biết kết hợp PPDH truyền thống và áp dụng phù hợp PP, KTDH tích cực vào trong bài giảng.

- Quán triệt, tạo cho GV thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo, có hiệu quả. Tăng cƣờng kỷ cƣơng nề nếp dạy học, ngăn chặn các hiện tƣợng cắt xén, tự ý thay đổi trong việc thực hiện chƣơng trình môn học, kế hoạch dạy học.

- Tăng cƣờng quản lý chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy, đề cƣơng giáo án của GV qua đó chỉ đạo GV đổi mới PP, HTDH tích cực, cụ thể:

+ Căn cứ kế hoạch giảng dạy đã đƣợc phê duyệt, GV chuẩn bị giáo án đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tƣợng HS, PP truyền đạt từng nội dung hợp lý, chú ý phát huy đƣợc tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học, chú ý sử dụng có hiệu quả TBDH vào từng tiết dạy.

+ Ban Giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo thƣờng xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy, giáo án của GV, đảm bảo trƣớc khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải đƣợc lãnh đạo ký duyệt, kiểm tra theo quy chế chung.

+ Tiến hành dự giờ thăm lớp thƣờng xuyên để kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV,

85

kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc, thống nhất phƣơng án để xử lý các tình huống cụ thể.

+ Hiệu trƣởng nhà trƣờng chỉ đạo việc xếp thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo chƣơng trình dạy học, đồng thời quản lý có hiệu quả việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV.

- Triển khai viết và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm đƣợc đánh giá cao. Tổ chức thi GV giỏi cấp ơ sở hằng năm, động viên khuyến khích, giúp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)