Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Chính sách giáo dục: Bậc học THPT chịu sự chỉ đạo kiểm tra, đánh giá trực tiếp của Sở Giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo của cấp trên là những định hƣớng, kim chỉ nam giúp nhà trƣờng xác định đúng mục tiêu và phƣơng hƣớng hoạt động dạy học. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trƣờng kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục tồn tại hạn chế có những giải pháp thực thi và hiệu quả đƣa hoạt động dạy học môn ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS của nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

- Yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực HS Nội dung, chƣơng trình dạy học mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên học sinh thực hiện tốt. Phƣơng pháp, hình thức dạy học thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, huy động họ tham gia vào quá trình học tập, tự học để hoàn thiện nhân cách.

34

học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội và mục tiêu của chƣơng trình dạy học môn học.

- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn ngữ văn trong nhà trường

Quá trình dạy học môn Ngữ văn và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới có đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học. Sự đầu tƣ phù hợp về phòng học, thiết bị dạy học, học liệu tạo điều kiện cần và đủ để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học môn học.

35

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận năng lực học sinh là Hiệu trƣởng trƣờng THPT căn cứ vào mục tiêu năng lực cần hình thành cho học sinh trong CTGD THPT nói chung và CTDH môn Ngữ Văn nói riêng thực hiện các biện pháp lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá để điều khiển, điều chỉnh quá trình dạy học môn Ngữ văn, giáo viên và học sinh cùng các lực lƣợng liên đới nhằm vận hành quá trình dạy học môn Ngữ Văn theo chƣơng trình giáo dục Ngữ văn ở trƣờng THPT với mục tiêu hình thành phát triển năng lực, phẩm chất chung và năng lực Toán học cho học sinh.

Các khía cạnh lý luận về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng tiếp cận năng lực của HS trƣờng THPT: Vị trí, vai trò môn Ngữ văn trong chƣơng trình giáo dục phổ thông; Hoạt động dạy học môn Ngữ theo hƣớng tiếp cận năng lực của HS trƣờng THPT. Các khía cạnh lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng tiếp cận năng lực của HS trƣờng THPT đƣợc đề cập theo khía cạnh: Quản lý mục tiêu và chƣơng trình; quản lý phƣơng pháp; quản lý hình thức; quản lý hoạt động học; quản lý điều kiện; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng tiếp cận năng lực của HS trƣờng THPT.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng tiếp cận năng lực của HS trƣờng THPT bao gồm: các yếu tố khách quan và chủ quan.

Hệ thống cơ sở lý luận này đƣợc chúng tôi sử dụng để nghiên cứu thực trạng trong chƣơng 2.

36

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƢỜNG THPT HUYỆN TRẠM TẤU,

TỈNH YÊN BÁI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)