Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường

Ở các trƣờng THPT, hiệu trƣởng là ngƣời trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học. Có thể nói, hiệu trƣởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng nhƣ thực tế cho thấy, ngƣời hiệu trƣởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về lý luận dạy học, ý nghĩa và sự cần thiết của dạy học môn Ngữ văn cho học sinh, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu đƣợc các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Ngƣợc lại, nếu hiệu trƣởng năng lực quản lý hạn chế sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS.

- Năng lực và phẩm chất của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

Nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS ở trƣờng THPT là giúp học sinh hình thành phẩm chất và phát triển năng lực trong học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Chính vì vậy, vai

33

trò của đội ngũ GV - những ngƣời trực tiếp truyền đạt kiến thức đến sinh viên là vô cùng quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của chƣơng trình giáo dục đòi hỏi đội ngũ GV phải tự bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của dạy học môn Ngữ văn cho học sinh; có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực thì mới có thể giúp học sinh thực hiện tốt môn học.

- Tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức

Học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành, phát triển mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự học. Tính tích cực của học sinh, năng lực tự học là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình dạy học môn Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực HS. Không ai có thể học thay, làm thay ngƣời học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân. Trên lớp học, HS chú ý nghe giảng, tích cực suy nghĩ, hoạt động, hợp tác với thầy cô và các bạn, HS phải có ý thức tự giác trong học tập để chiếm lĩnh kiến thức ngữ văn một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)