CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TÍNH CƠ BẢN CỦA VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN

Một phần của tài liệu VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 58)

THEO CÔNG ƯỚC VIÊN

Với 83 quốc gia thành viên (tính đến thời điểm tháng 1/6/2015), Công ước Viên đang điều chỉnh khoảng ¾ giao dịch thương mại thế giới và là Công ước về thương mại có diện áp dụng rộng rãi nhất [75, tr.5]. Các quốc gia thành viên nằm tại mọi châu lục và những cường quốc kinh tế lớn trên thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Canada, Nga, Trung Quốc, Australia…) đều đã tham gia Công ước. Ở Châu Á, bốn nền kinh tế mạnh là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều đã là thành viên của Công ước. Các quốc gia này đều là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam. Mỗi quy định của Công ước Viên là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng, nhân nhượng của mỗi thành viên tham gia đàm phán và là kết quả thực sự của việc thống nhất, hài hòa hóa pháp luật về hợp đồng MBHHQT. Với cách thức soạn thảo như vậy, các điều khoản của Công ước Viên thể hiện được sự thống nhất, hài hòa các quy phạm khác nhau trong pháp luật của các quốc gia tham gia soạn thảo, phản ánh được mối quan tâm chung của các quốc gia này. Các chuyên gia cũng đánh giá Công ước Viên là tập hợp các quy phạm khá hiện đại, thể hiện được sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán trong quan hệ MBHHQT. Các quy phạm này cũng phù hợp với thực tiễn MBHHQT [75, tr.5].

Vi phạm cơ bản hợp đồng là quy định có ý nghĩa quan trọng, giữ vai trò trung tâm trong việc áp dụng các quy định có liên quan khác của Công ước Viên. Cũng như các quy định khác của Công ước Viên, quy định về vi phạm cơ bản được “dung hòa” bởi hơn 83 quốc gia tham gia soạn thảo và/hoặc phê chuẩn. Vì vậy, làm rõ các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Điều 25 Công ước Viên không chỉ làm cơ sở xác định chế tài cụ thể mà còn là cơ sở xem xét, soi chiếu các quy định có liên quan vi phạm cơ bản hợp đồng của pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w