Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 297 về buộc thực hiện đúng hợp đồng

Một phần của tài liệu VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 170 - 171)

Từ những phân tích trên, người viết đề xuất sửa đổi khoản 13 Điều 13 của Luật thương mại như sau:

Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên tước đi đáng kể lợi ích bên kia kỳ vọng từ hợp đồng.

5.3.3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 297 về buộc thực hiện đúnghợp đồng hợp đồng

Để khắc phục những bất cập của Điều 297 Luật thương mại, người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định sau:

- Sửa đổi khoản 2 Điều 297 theo hướng bao quát vi phạm hợp đồng hơn

Quy định tại khoản 2 Điều 297 không những trao cho người mua quyền yêu cầu giao hàng thay thế ngay cả với những khiếm khuyết nhỏ mà người bán có thể sửa chữa, khắc phục được, mà còn không bao phủ hết các trường hợp vi phạm hợp đồng. Ví dụ, bao bì hàng giao không phù hợp với hợp đồng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 Điều 297 vì khoản 2 Điều 297 chỉ cho phép áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp giao thiếu hàng hoặc hàng kém chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo tính tương thích với các quy đinh khác về quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua (bên cung ứng dịch vụ và khách hàng), đặc biệt là quy định về sự không phù hợp của hàng hóa tại Điều 39 Luật thương mại, người viết kiến nghị sửa khoản 2 Điều 297 như sau:

“Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không phù hợp với hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ không phù hợp về chất lượng thì phải, với chi phí của mình, khắc phục sự không phù hợp đó của hàng hóa, dịch vụ hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ thay thế theo đúng hợp đồng nếu sự không phù hợp đó cấu thành một sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hóa khác chúng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

- Sửa đổi khoản 3 Điều 297

Như đã phân tích ở trên, khoản 3 Điều 297 quy định quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế khi người bán giao hàng, cung ứng dịch

vụ không phù hợp với hợp đồng nhưng không thực hiện loại trừ sự không phù hợp đó (giao hàng thiếu, kém chất lượng; cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, có thiếu sót), về mặt bản chất pháp lý, là hệ quả pháp lý khi hợp đồng với bên vi phạm bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Để đảm bảo tính logic của chế tài trong thương mại, phần quy định này tại khoản 3 Điều 297 “3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có” nên được loại bỏ ra khỏi Điều 297.

Như vậy, khoản 3 Điều 297 sẽ được thiết kế lại như sau:

“Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền tự khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa, dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý”.

Một phần của tài liệu VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 170 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w