đoán trước
Quy định về căn cứ hủy bỏ hợp đồng hiện nay trong Luật Thương mại chỉ có thể áp dụng để hủy bỏ hợp đồng khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng – vi phạm thực tế đã tồn tại, đã xảy ra nhưng không áp dụng đối với vi phạm trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng hay vi phạm tiên liệu trước.
Ví dụ: Theo hợp đồng ký kết ngày 01/6, A phải cung cấp cho B một lượng hàng C vào ngày 30/6. Rất có thể vào ngày 15/6, B biết chắc rằng đến ngày 30/6, A sẽ không thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn, cho đến ngày 15/6, B được A thông báo hai lần rằng A không muốn thực hiện hợp đồng nữa hoặc, ngày 15, B được biết rằng A đã bán và giao toàn bộ tài sản C cho người khác. Ở đây, đến ngày 15/6, tức là trước ngày hết thời hạn mà bên A phải thực hiện hợp đồng, B biết chắc là đến ngày 30/6 hợp đồng sẽ không được thực hiện. Vấn đề đặt ra là B có quyền được hủy hợp đồng vào ngay ngày 15/6 hay không ?
Trong phần liên quan đến hợp đồng, chúng ta không thấy Luật Thương mại cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện khi thấy rõ bên kia sẽ vi phạm hợp đồng. Đây là một lạc hậu so với pháp luật một số nước và một số văn bản quốc tế hiện đại. Ở Anh, vấn đề vi phạm hợp đồng trước khi hết hạn thực hiện được án lệ điều chỉnh rất sớm và có thể nói là vào ngay nửa đầu thế kỷ thứ XIX. Ở Pháp, Tòa án cũng cho phép một bên hủy hợp đồng trước khi hết thời hạn thực hiện khi bên phải thực hiện cho biết sẽ không thực hiện hợp đồng [20]. Công ước Viên, PICC và PECL đều có các quy định tương tự như: theo khoản 1 Điều 72 Công ước Viên, “trước khi đến ngày thực hiện hợp đồng, một bên có quyền tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ nếu thấy rõ là bên kia sẽ vi phạm cơ bản hợp đồng” hay khoản 2 Điều 73 “Nếu việc một bên không thực hiện nghĩa vụ có liên quan đến bất cứ lô hàng nào cho phép bên kia có lý do xác đáng để cho rằng sẽ có một vi phạm cơ bản hợp đồng với các lô hàng sẽ được giao trong tương lai thì họ có thể tuyên bố hủy hợp đồng”; Điều 7.3.3 của PICC, “một bên có quyền hủy hợp đồng nếu, trước khi đến thời hạn thực hiện, thấy rõ là bên kia sẽ