II. THƠ TRỮ TÌNH
1. Nếu chia tác phẩm văn học ra các loại trữ tình, tự sự, kịch thì thơ trữ tình chiếm một vị trí quan trọng trong loại trữ tình Còn nếu chia tác phẩm văn
tình chiếm một vị trí quan trọng trong loại trữ tình. Còn nếu chia tác phẩm văn học ra các loại thơ văn, văn xuôi, kịch, kí thì thơ trữ tình cũng giữ một vị trí quan trọng trong loại thơ. Trữ tình vừa mang đặc điểm của thơ nói chung. Nghiên cứu thơ trữ tình không thể không đề cập đến các phương diện đó. Thực ra để xác lập khái niệm thơi, chủ yếu người ta vẫn dựa trên đặc điểm của thơ trữ tình là chính. Thơ tự sự (như truyện thơ) hay kịch thơ mang đặc điểm của tự sự và kịch nhiều hơn. Vậy thơ trữ tình hay thơ nói chung là gì ?
Cho đến nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về thơ. Trong Từ điển văn học Nguyễn Xuân Nam cho rằng : “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ trong một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng” (3).
Các tác giả Nhập môn văn học lại quan niệm “Thơ là bộc bạch cảm xúc hoặc suy tư” (4). Xuân Diệu từng cho rằng “Thơ là lọc lấy tinh chất, là sự vật được phản ánh vào tâm tình”. Còn các tác giả trong nhóm Xuân Thu nhã tập lại khẳng định : “Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thúy, cao siêu, cái hình ảnh bất diệt của cõi vô cùng” (5) v.v... Và theo họ, định nghĩa về thơ có thể viết theo kiểu toán pháp là “THƠ = TRONG = ĐẸP = THẬT” (5) v.v... Có thể nói có bao nhiêu người viết về thơ thì có bấy nhiêu quan niệm khác nhau. Mỗi
quan niệm đó đều xuất phát trên một số phương diện nhất định của thơ để khái quát, cho nên đều cho ta một ý niệm về thơ.