KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC pptx (Trang 103 - 104)

1. Kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng nhưng không đồng nhất với nhau. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp với một tập thể sáng tạo : tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng, diễn viên biểu diễn, âm nhạc, hóa trang, bài trí, âm thanh, ánh sáng… Trong tổng thể đó kịch bản cũng là một khâu dù là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự phân biệt giữa kịch bản và sân khấu là sự phân biệt giữa hai loại hình nghệ thuật. Kịch bản là tác phẩm văn học, có đầy đủ tính chất đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn. Đối tượng của lí luận văn học là kịch bản văn học, còn nghệ thuật sân khấu là đối tượng của ngành khoa học khác, đó lá lí luận sân khấu hay lí luận nghệ thuật.

Tuy kịch bản văn học không đồng nhất với nghệ thuật sân khấu nhưng lại giữ vi trò quan tọng đối với nghệ thuật sân khấu. Không có kịch bản thì không có nghệ thuật sân khấu. Sự đạo diễn của đọa diễn hay biểu diễn của diễn viên v.v… đều được xây dựng trên cơ sở kịch bản văn học. Trong thời hiện đại, kịch bản văn học không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nghệ thuật sân khấu và còn giữ được vai trò quan trọng đối với điện ảnh, kịch truyền hình, kịch truyền thanh… Mặt khác, nhờ sân khấu mà kịch bản có đời sống khác. Sân khấu đã làm cho kịch bản có “cuộc đời thứ hai” đây sinh động, đầy hấp dẫn. Trong thực tế, không phải mọi kịch bản đều được dàn dựng. Có kịch bản chỉ được “đọc” mà không được “diễn”. Nên có người đã chia ra “kịch để đọc” và “kịch để diễn” để nêu lên sự phân biệt này.

2. Với tư cách là một tác phẩm văn học, kịch bản văn học dĩ nhiên có đầy đủ các đặc điểm, các tính chất của một tác phẩm văn học. Nhưng mặt đầy đủ các đặc điểm, các tính chất của một tác phẩm văn học. Nhưng mặt khác, kịch bản viết ra là để biểu diễn nên cũng mang đậm chất sân khấu. Tính biểu diễn của nghệ thuật sân khấu qui định chặt chẽ việc xây dựng kịch bản của nhà viết kịch. Trước hết, người viết kịch phải giới hạn dung lượng văn bản ngôn từ của vở kịch phù hợp với tính chất của sân khấu, không thể kéo dài về thời gian, quá rộng về không gian. Thậm chí ở kịch cổ điển còn quy định tính duy nhất về tác giả, duy nhất về địa điểm và duy nhất về hành động (quy tắc tam duy nhất). Thứ hai, người viết kịch phải “sân khấu hóa” tất cả những gì được miêu tả. Người viết phải lựa chọn sự kiện, dồn nén hành động ngay từ kịch bản cho phù hợp với tiết tấu của kịch. Mọi quan hệ, suy tư thầm kín, mọi diễn biến của cốt truyện đều phải tìm cách bộc lộ công khai trực tiếp qua đối

thoại, độc thoại, độc thoại, bằng thoại, qua tiếng vọng, tiếng đế, qua hành động của nhân vật… Những quy định này giới hạn phạm vi khả năng miêu tả của người viết kịch so với người viết tiểu thuyết hay truyện ngắn, truyện vừa. Nhưng tác giả viết kịch lại có ưu thế quan trọng so với người viết truyện là tạo ra tất cả đường như đang diễn ra trước mắt. K đúng như F. Chiller nhận xét : “Tất cả hình thức trần thuật đều chuyển cái hiện tại thành quá khứ, tất cả hình thức kịch đều biến cái quá khứ thành hiện tại” (1).

3. Nếu văn bản của kịch bản là tương đối ổn định, thì kịch bản trên sân khấu có sự thay đổi nhất định. Cũng một kịch bản các đạo diễn khác nhau có khấu có sự thay đổi nhất định. Cũng một kịch bản các đạo diễn khác nhau có thể dàn dựng khác nhau, các diễn viên khác nhau biểu diễn khác nhau, các họa sĩ khác nhau bài trí khác nhau. Ngay cùng một đoàn diễn, cùng một đạo diễn, cùng một kíp diễn mà những buổi diễn khác nhau cũng có thể hay dở khác nhau, tạo ra hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Kịch bản văn học yếu tố tương đối “tĩnh”, nghệ thuật sân khấu “động” hơn.

Nghiên cứu kịch bản văn học một mặt phải xem nó như một tác phẩm văn học, mặt khác không thể tách rời nó khỏi nghệ thuật sân khấu, phải đặt kịch bản trong quan hệ chặt chẽ với sân khấu mới thấy hết được các đặc điểm của nó.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC pptx (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)