Các cấp độ phân loại văn học

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC pptx (Trang 120 - 123)

II. PHÂN CHIA LOẠI THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC

2.Các cấp độ phân loại văn học

a. Dựa trên hình thức lời văn có thể chia ra thơ (văn vần) và văn xuôi. Ngoài ra lại có thể kể thêm ở cấp độ này là biền văn, tức là văn có đối, có nhịp. Trong bảng thuật ngữ cổ xưa ba loại này được gọi là vận văn, tản văn và biền văn. Khi người ta gọi truyện thơ hay truyện văn xuôi, kịch thơ hay kịch nói, thơ hay thơi văn xuôi là dựa trên hình thức lời văn để gọi tên thể loại.

b. Từ hình thức lời văn được tổ chức theo một thể thức nào đó tạo ra các thể văn tương ứng, và đây cũng là một tiêu chí phân loại. Theo đó, thể văn của thể loại thơ sẽ có các thể như thơ hai chữ, thơ ba chữ , thơ bốn chư,ờ thơ song thất lục bát, thơ tự dòa Thể văn của văn xuôi sẽ có các thể như thể nhật ký, thể tư tín, thể chiếu, biểu, văn bia, thể trần thuật, thể ghi chép, thể kể chuyện... Mỗi loại văn thường dùng một thể văn tương ứng: kịch sử dụng văn đối thoại, tự sự sử dụng văn trần thuật, trữ tình sử dụng văn trữ tình (văn bộc lộ cảm xúc, giải bày)...

c. Cũng có thể căn cứ vào độ ngắn, dài tức là căn cứ vào dung lượng

của tác phẩm để phân loại. Căn cứ vào dung lượng để phân biệt ra truyện ngắn, truyện vừa hay truyện dài, kịch ngắn, kịch dài hay phiến đoạn, hoạt cảnh; thơ hay trường ca, ngâm khúcà Khi gọi tên loại thể tác phẩm theo tiêu chuẩn dung lượng tác phẩm là xác định độ dài, ngắn của tác phẩm đó.

d. Dựa vào cảm hứng có thể phân loại tác phẩm ra các loại khác nhau. Dựa vào cảm hứng bi hay hài mà có thể chia ra bi kịch, hài kịch hay hề kịch. Cũng dựa vào cảm hứng mà chia ra thơ ca hay bi kịch, trữ tình hay trào phúng, châm biếm, ngợi ca hay đã kích, truyện ngụ ngôn hay truyện cười, truyện tình cảm hay truyện châm biếm...

e. Cấp độ nội dung thể loại là một tiêu chí được các nhà nghiên cứu hiện đại quan tam. Người xưa đã từng dựa vào nội dung thể loại để chia ra thơ trữ tình, thơ phong cách, thơ điền viên, truyện truyền kí, truyện chí quái, truyện phong tục. Trong Hoàng Việt thi tuyển Lê Quí Đôn cũng đã từng nêu lên nội dung của từng thể loại như “thơ nói chí thì phải trang trọng, thơ viếng cảnh cổ xưa thì phải cảm khái, thơ đưa tặng thì phải dịu dàng” (7). Nhiều nhà nghiên cứu văn học Xô Viết như Pospelov, Sernetx đã chia văn học theo ba nhóm nội dung: thể loại lịch sử dân tộc, thể loại đạo đức thế sự, thể loại đời tư.

Thể loại lịch sử dân tộc là những tác phẩm mà nội dung đề cập đến những vấn đề của cộng đồng, các dân tộc, quốc gia. Đó là các tác phẩm có tính chất sử thi như Iliade, Thánh Gióng, Tarat Bunba, Việt Bắc, Ta đi tới, Đất nước đứng lên.

Thể loại đạo đức thế sự miêu tả các quan hệ đạo đức, thế thái nhân tình, chuẩn mực các quan hệ, trạng thái ứng xử giữa người với người. các tác phẩm như cổ tích thế sự, các bài thơ như Thói đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vịnh Kiều của Nguyễn Khuyến, thơ trào phúng của Tú Xương, các truyện như Nhị độ mai, Trinh thử, Thạch Sanh v.v... là những tác phẩm thuộc thể loại đạo đức thế sự.

Thể loại đời tư đề cập đến đời sống cá nhân, quá trình hình thành của cá tính, nhân cách, các xúc động riêng tư nhất là cũng tình yêu lứa đôi. Loại tác phẩm này có thể kể đến như Đỏ và đen của H.B. Stendhal, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Thơ mới, thơ tình yêu nói chung... (8)

Các thể loại nói trên đều có thể được thể hiện vào các loại văn học khác nhau. Có thể gọi là thơ trữ tình lịch sử dân tộc, thể loại đạo đức thế sự, thể loại đời tư hay tiểu thuyết sử thi (tiểu thuyết lịch sử dân tộc) tiểu thuyết thế sự, tiểu thuyết đời tư... Ở nhiều tác phẩm, các phương diện trên có thể đan xen lẫn nhau, tạo nên tính phức hợp về loại thể của tác phẩm đó. Chẳng hạn trong Chiến tranh và hòa bình vừa có yếu tố sử thi kết hợp với yếu tố thế sự, vừa có yếu tố đời tư... nên có người gọi là tiểu thuyết sử thi v.v… Hay trong Truyện Kiều, Don Quijote v.v... đều có sự kết hợp như vậy.

Trở lên là trình bày về sự phân chia loại thể và các cấp độ phân chia của nó. Các cấp độ và các bảng phân loại trên tuy có những tiện lợi nhất định song bao giờ cũng mang tính chất tương đối. Bởi lẽ tác phẩm văn học thì đa dạng phong phú, nên không một lối nào bao quát được hết. Giữa các loại thể nói trên có nhiều loại trung gian, vừa kết hợp những yếu tố loại này, lại vừa vừa kết hợp những yếu tố loại kia, khó mà qui hẳng vào một loại nào. Chẳng hạn giữa thơ và truyện có truyện thơ, giữa thơ và kịch có kịch thơ, giữa truyện và kí có truyện kíà Các loại thể này xếp vào loại nào cũng không thật thích hợp. Mặt khác giữa các loại lại có sự du nhập các yếu tố của loại này vào loại kia, trong kịch có thể có trữ tình, trong tự sự có thể có yếu tố kịch v.và Sự phân chia loại thể văn học do đó mang tính chất tương đối. Dĩ nhiên, sự phân chia loại thể cho chúng ta nhìn một cách chung về nội dung và hình thức của mỗi loại cụ thể, để từ đó có cách tiếp cận phù hợp với từng loại thể.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1. Loại thể văn học là gì? Hãy trình bày các tiêu chí phân loại tác phẩm văn học.

2. Trình bày các đặc điểm của loại thể văn học.

3. Hãy lập bảng phân chia loại thể văn học theo quan niệm của anh (chị).

---

(1) Bakhtín - Những vấn đề thi pháp của Dostoievsky, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993, tr.

(2) Asistote - Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa - nghệ thuật, H. 1964, tr. 38. (3) Xin xem Cơ sở lí luận văn học, tập III - NXB Giáo dục, Hà Nội, 1976, tr. 7. (4) Xin xem Cơ sở lí luận văn học, tập II - NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1985.

(5) Xin xem Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam - Lý luận văn học, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987.

(6) Xin xem Thuật ngữ nghiên cứu văn học - ĐHSP Vinh, 1974. (7) Từ trong di sản - NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1982, tr. 88.

(8) Xin xem Chernets - Chương XXII - Các thể tài văn học trong sách Dẫn luận nghiên cứu văn học - Sđd tr. 259 - 260.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC PHẦN TÁC PHẨM VĂN HỌC pptx (Trang 120 - 123)