Đa dạng hóa phương thức cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 105 - 107)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn

4.2.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay ngắn hạn

Nền kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và các loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng đa dạng. Xu hướng cho vay hiện nay chuyển dần cho vay ngắn hạn trên cơ sở đánh giá về hiệu quả của phương án vay vốn, nguồn thu của phương án vay vốn, năng lực của khách hàng, yêu tố tài sản đảm bảo như bất động sản ngày càng giảm thiểu. Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay người ta gọi là cho vay ứng trước nghĩa là vốn vay đưa ra lưu thông tương xứng với một loại hàng hóa nào, việc luân chuyển vốn tách rời với việc luân chuyển vật tư hàng hóa như : Tiền  Hàng  Tiền. Tuy nhiên phương pháp này đã gặp phải mốt số hạn chế như Rủi ro tập trung vào một khách hàng, hàng hóa luân chuyển chưa tương xứng với sự luyên chuyển vốn tín dụng. Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng khi quyết định cho vay cần thẩm định kỹ càng từ: Hàng hóa đầu vào của khách hàng, năng lực thực hiện hợp đồng của khách hàng, năng lực cung cấp hàng hóa đầu vào của khách hàng và cuối cùng là khả năng tài chính của khách hàng đầu ra của hợp đồng, ngân hàng cần giám sát kỹ càng trong quá trình thực hiện phương án để đảm bảo thu nợ của khoản vay. Ngoài ra, ngân hàng có thể cho vay theo hình thức chiết khấu chứng từ, hay hình thức bao thanh toán, hai hình thức này cũng đang rất phổ biến ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam dường như chưa phát triển. Chiết khấu và bao thanh toán cho phép mở rộng việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của

96

ngân hàng thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chiết khấu còn được coi là một nghiệp vụ ít rủi ro vì chiết khấu là một hợp đồng được phép truy đòi, nếu ngân hàng không thu được nợ của người chiết khấu chứng từ thì có thể đòi ở những người liên đới trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Một trong những nguyên nhân khiến cho Tổng dư nợ nói chung và dư nợ ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội còn ở mức thấp là do Ngân hàng chưa có những chính sách phù hợp với chính sách phát triển khách hàng, mà dư nợ ngắn hạn có khả năng tăng nhanh và đảm bảo an toàn cao hơn các hình thức cho vay trung dài hạn. Vì vậy, để tào điều kiện cho các khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng hơn, Chi nhánh Hà Nội cần xây dựng và đề xuất với Hội sở được áp dụng các chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Cần đổi mới cơ chế cho vay của ngân hàng theo những cơ sở như:

- Áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt: Ngân hàng có thể đưa ra các mức lãi suất khác nhau áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh có triển vọng phát triển, được nhà nước khuyến khích hỗ trợ. Đối với các doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn, có quan hệ vay trả thường xuyên, được ngân hàng tín nhiệm thì có thể được vay với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn các khách hàng khác. Chỉ khi Ngân hàng thực hiện được chính sách lãi suất linh hoạt và công bằng hơn, cạnh tranh hơn với các Ngân hàng khác. Ngân hàng mới có thể thu hút hơn nữa các khách hàng doanh nghiệp mới, trên cơ sở vẫn duy trì được mối quan hệ gắn bó với các khách hàng hiện tại, tạo nên khách hàng trung thành với ngân hàng.

- Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay ngắn hạn: Trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng do NHNN ban hành và trong các văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Bản Việt, đều có quy định: Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn vay của khách hàng, độ tín nhiệm của khách hàng sử dụng vốn vay Ngân hàng, Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc lựa chọn phương án cho vay. Quy chế này cho phép Ngân hàng chủ động lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Hiện nay Ngân hàng Bản Việt mới áp dụng phương thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức cho vay đối với khách hàng vay ngắn hạn và yêu cầu

97

phải có tài sản đảm bảo, các hình thức vay này tuy đơn giản cho ngân hàng trong việc xác định thời hạn và tính lãi vay. Nhưng cả khách hàng và ngân hàng đều tốn nhiều thời gian và chi phí cho mỗi món vay và khách hàng không có đủ tài sản đảm bảo vì vậy chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu cấp thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Sự thiếu đa dạng của sản phẩm cung cấp đã hạn chế sự lựa chọn của khách hàng, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và chưa tạo nên sự khác biệt của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

- Để hạn chế được các nhược điểm trên ngân hàng nên xây dựng áp dụng hình thức cho vay ngắn hạn linh hoạt khác như cho vay luôn chuyển, cho vay thấu chi doanh nghiệp, cho vay thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay…Đây là các hình thức cho vay vốn mà vốn vay của ngân hàng phù hợp nhất với hoạt động luôn chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường kiểm soát sau hoạt động cho vay: trước giải ngân, giải ngân và sau giải ngân, yêu cầu về mục tiêu, nội dung các chỉ số kiểm soát sau cho vay. Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc kiểm soát cho vay để giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 105 - 107)