Điều kiện cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Đề xuất phát triển cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ

4.1.2. Điều kiện cho vay ngắn hạn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

4.1.2.1. Điều kiện đối với khách hàng vay vốn

- Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các điều kiện vay vốn chung theo Quy chế cho vay của Ngân hàng và các quy định pháp luật.

87

- Khách hàng phải được xếp hạng loại A trở lên (theo quy định về hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ của Ngân hàng)

- Khách hàng là tổ chức, đang kinh doanh có lãi, kết quả kinh doanh 02 năm gần nhất không có lỗ lũy kế, phải có báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng. Khách hàng thường xuyên hoặc cam kết có giao dịch và sử dụng các dịch vụ khác của Ngân hàng.

- Khách hàng có kinh nghiệm tối thiểu 02 năm trong lĩnh vực kinh doanh đề nghị được tài trợ, khách hàng đã trúng thầu nhiều gói thầu hoặc thực hiện thành công nhiều hợp đồng cung cấp hàng hóa/dịch vụ tương tự.

- Trong lịch sử quan hệ cho vay, khách hàng chưa phát sinh nợ quá hạn nhóm 3 trở lên tại các TCTD

- Khách hàng cam kết chuyển tối thiểu một tỷ lệ nhất định doanh số (ngoài toàn bộ doanh số của phương án vay vốn đã xuất trình cho Ngân hàng ) qua tài khoản tại Ngân hàng.

- Vốn tự có tham gia theo hợp đồng tối thiểu là 30% tổng mức đầu tư của phương án vay vốn.

- Khách hàng cam kết trả nợ trước hạn ngay sau khi được thanh toán từ hợp đồng đầu ra.

4.1.2.2. Điều kiện đối với phương án vay vốn

Khách hàng dùng tài sản đảm bảo phát sinh từ phương án vay vốn là hàng hóa hoặc quyền đòi nợ chỉ giới hạn với các hợp đồng kinh tế đầu ra trong các lĩnh vực kinh doanh, loại hình tổ chức hoạt động, và nguồn vốn như sau:

- Loại I: Đây là các dự án cấp quốc gia, có nguồn vốn thanh toán từ ngân sách nhà nước, hoặc các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính lớn có uy tín trên thế giới như ADB, World Bank, Jaica...

+ Đối với lĩnh vực điện lực: các cơ quan điện lực nhà nước như Điện lực I, Điện lực II, Ban quản lý dự án điện quốc gia, tỉnh thành phố, hoặc Ban quản lý dự án thủy điện.

88

+ Đối với lĩnh vực viễn thông: các bưu điện, cơ quan viễn thông của Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố.

+ Đối với lĩnh vực y tế, giáo dục: các bệnh viện, trường đại học quốc gia thuộc tỉnh, thành phố.

- Loại II: Các đối tác đầu ra là các Tổng công ty Nhà nước có quy mô hoạt động lớn, có uy tín, làm ăn hiệu quả như:

+ Đối với lĩnh vực lương thực, thực phẩm: Tổng công ty lương thực Việt Nam, Vinafood I, II....

+ Đối với lĩnh vực xây dựng: Tổng công ty Vinaconex, VIC. + Đỗi với lĩnh vực ximăng: VICEM, các công ty xi măng

- Loại III: Các dự án còn lại bao gồm: các Công ty 100% vốn nước ngoài, hoặc các công ty liên doanh lớn hoạt động có hiệu quả.

- Đối với lĩnh vực cáp điện, viễn thông: EVN, công ty Cadivi, Công ty Vinadaesung.

4.1.3. Quản lý tài sản đảm bảo phát sinh từ phương án vay vốn 4.1.3.1. Kiểm soát hàng hóa hình thành từ vốn vay

Ngân hàng sẽ giải ngân cho khách hàng vay vốn ngắn hạn để mua hàng hóa, vật tư, máy móc hoặc các chi phí đầu vào để thực hiện cho hợp đồng kinh tế khách hàng đã ký với đối tác đầu ra. Toàn bộ hàng hóa vật tư, máy móc hoặc chi phí đầu vào là tài sản hình thành từ vốn vay gọi chung là hàng hóa. Toàn bộ hàng hóa này khách hàng ký thế chấp với ngân hàng theo hợp đồng thế chấp hàng hóa hình thành từ vốn vay.

Tài sản đảm bảo hình thành sau khi: từ tiền Ngân hàng giải ngân vay vốn để thực hiện hợp đồng đầu vào hoặc tài trợ nhập khẩu (L/C,TTR) để mua hàng hóa, vật tư... để khách hàng cung cấp cho hợp đồng đầu ra.

Khi hàng hóa được cung ứng cho khách hàng, hồ sơ thế chấp bao gồm: Hợp đồng cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay, Hợp đồng quản lý tài sản ba bên, Biên bản bàn giao hàng hóa, phiếu nhập kho hàng hóa, đăng ký giao dịch đảm bảo.

89

Về việc kiểm soát hàng hóa: Nếu hàng hóa được nhập khẩu, sau khi hàng hóa về đến cảng ngân hàng ký hậu vận đơn cho khách hàng đi lấy hàng, cán bộ ngân hàng sẽ đi cùng khách hàng và giám sát hàng hóa được thông quan, vận chuyển về để bàn giao cho khách hàng đầu ra. Toàn bộ hàng hóa sau khi được bàn giao cho khách hàng đầu ra, ngân hàng sẽ thu thập biên bản bàn giao hàng hóa, khách hàng sẽ xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng đầu ra khi đó công nợ hình thành, ngân hàng cùng khách hàng ký hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ đã hình thành. Nếu hàng hóa được mua trong nước, ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh thanh toán và cán bộ ngân hàng cùng khách hàng đi nhận hàng và tiến hành vận chuyển bàn giao cho khách hàng đầu ra.

4.1.3.2. Quyền đòi nợ đã hình thành

Sau khi khách hàng bàn giao, lắp đặt hàng hóa, vật tư hoặc máy móc, thực hiện xong nghĩa vụ, trách nhiệm theo hợp đồng kinh tế. Khách hàng và đối tác tiến hành nghiệm thu bàn giao hàng hóa theo hợp đồng kinh tế, đối tác của khách hàng phát sinh nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã ký. Khi đó quyền đòi nợ đã được hình thành. Khách hàng có quyền đòi số tiền nợ của đối tác. Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng thế chấp tài sản là quyền đòi nợ đã hình thành, ngân hàng có toàn quyền truy đòi số tiền mà đối tác của khách hàng nợ để thực hiện thu nợ cho khoản vay của khách hàng.

Trong hợp đồng kinh tế khách hàng và đối tác đã ký, hoặc phụ lục hợp đồng, cam kết văn bản giữa đại điện có thẩm quyền của bên mua và bên bán phải quy định rõ tài khoản thanh toán của bên bán là tài khoản duy nhất tại Ngân hàng, không có sự thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng nếu không có sự chấp thuận của Ngân hàng và mọi khoản tiền thuộc quyền đòi nợ đã được cầm cố cho khoản vay chuyển về tài khoản này (văn bản cam kết).

Khách hàng phải có văn bản cam kết với Ngân hàng về việc đồng ý để Ngân hàng phong tỏa và trích số tiền chuyển về tài khoản của khách hàng phát sinh từ quyền đòi nợ của hợp đồng đầu ra để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

90

Quyền đòi nợ hình thành sau khi khách hàng thực hiện bàn giao/lắp đặt hàng hóa cho đối tác đầu ra.

Ngân hàng: quản lý, giám sát quá trình bàn giao/lắp đặt hàng hóa cho đối tác đầu ra.

Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng kinh tế giữa bên bán và bên mua, Hợp đồng thế chấp Quyền đòi nợ, Biên bản bàn giao hàng hóa, biên bản nghiệm thu hàng hóa, các chứng từ khác.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 96 - 100)