Những yếu tố tác động đến phát triển cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 44 - 48)

1.4.2.1. Yếu tố chủ quan

Tiềm lực tài chính và uy tín của ngân hàng: Như đã phân tích ở phần trên để phát triển các dịch vụ cho vay ngắn hạn rất cần nhiều yếu tố như có một hệ thống mạng lưới rộng để khách hàng dễ tiếp cận và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, cần có một đội ngũ cán bộ có dày dặn kinh nghiệm, chi phí quảng cáo lớn để quảng bá thương hiệu, chi phí tổ chức các sự kiện, tài trợ các chương trình hội nghị thương mại... Vì vậy tiềm lực tài chính cũng là một yếu tố không thể thiếu để phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng và dịch vụ cho vay nói chung. Để thu hút được khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng, ngân hàng cần xây dựng được uy tín, thương hiệu trong lòng khách hàng, khi khách hàng tin tưởng sử dụng các dịch vụ tại ngân hàng, khách hàng sẽ gắn bó lâu dài với ngân hàng khi dịch vụ đó thực sự tốt và mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng, nếu dịch vụ và sản phẩm không tốt, không đáp ứng được nhu cầu khi đó khách hàng sẽ tìm ngân hàng khác để giao dịch.

35

Chính sách và sản phẩm cho vay ngắn hạn: Ngân hàng muốn phát triển cho vay ngắn hạn thì cấp lãnh đạo phải đưa ra các quy định, xây dựng các sản phẩm cho vay, lãi suất ưu đãi, sản phẩm hợp lý, chính sách thuận tiện, thủ tục gọn nhẹ và đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Khi đó cán bộ cho vay có thể dễ dàng mở rộng, phát triển khách hàng cho vay ngắn hạn cũng như cung cấp các dịch vụ kèm theo khác cho khách hàng, từng bước thu hút được nhiều khách hàng đặt giao dịch với ngân hàng. Nếu không có các chính sách khuyến khích, sản phẩm phù hợp, lãi suất không ưu đãi sẽ rất khó cho sự phát triển cho vay ngắn hạn.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay: Khách hàng vay vốn ngân hàng luôn yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo, thông thường như hiện nay ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo chủ yếu cho vay ngắn hạn là bất động sản hay động sản như nhà đất, xe ô tô, máy móc thiết bị... tuy nhiên những tài sản đảm bảo này không liên quan đến phương án vay vốn của khách hàng, khách hàng vay vốn và trả nợ đúng hạn lại phụ thuộc vào năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng và khả năng thanh toán của khách hàng đầu ra. Do vậy, Ngân hàng nên phát triển sản phẩm cho vay ngắn hạn trên cơ sở phương án kinh doanh, thực hiện hợp đồng của khách hàng, ngoài ra khách hàng cũng không có nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản hay động sản để đáp ứng thế chấp đủ cho ngân hàng mà nhu cầu vốn của khách hàng luôn lớn hơn rất nhiều giá trị bất động sản thế chấp.

Tổ chức bộ máy của ngân hàng: Tổ chức bộ máy của ngân hàng hoạt động tốt sẽ khiến công việc được phân cấp rõ ràng, mức độ chuyên môn hóa trong công việc sẽ dẫn tới năng suất đạt được sẽ cao hơn. Phân công rõ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận khiến nhân viên không thể đùn đẩy và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình làm tạo động lực tinh thần trách nhiêm trong công việc. Bộ máy tổ chức hợp lý sẽ làm cho công việc diễn ra trôi chảy tránh những thủ tục, những khó khâu không cần thiết. Ngược lại một bộ máy được tổ chức không tốt sẽ cản trở đến tiến trình làm việc cũng như giảm năng suất công việc.

Trình độ cán bộ nhân viên: đội ngũ nhân viên có trình độ dày dặn, kinh nghiệm sẽ xử lý công việc nhanh, giải quyết được những tình huống khó, có khả năng tư

36

vấn được cho khách hàng, giải quyết được những tình huống bất ngờ, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thúc đẩy hoạt động mở rộng cho vay ngắn hạn nói riêng. Đặc biệt khi phát triển khách hàng doanh nghiệp có nhiều đặc thù về hồ sơ, phát lý, tài chính doanh nghiệp phức tạp, cán bộ tín dụng có khả năng tư vấn xem xét và thẩm định khách hàng được nhanh gọn và chính xác. Ngoài ra thái độ của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay. Mỗi đặc thù của khách hàng khách nhau, phương thức hoạt động của khách hàng khác nhau đòi hỏi cán bộ tín dụng luôn phải biết cách tư vấn, chăm sóc tạo sự thỏa mái cho khách hàng, như vậy mới tăng được khả năng phát triển khách hàng, khách hàng hài lòng về dịch vụ sẽ giới thiệu các khách hàng khác đến đặt quan hệ với ngân hàng.

Công nghệ thông tin: Công nghệ ngân hàng đang sử dụng ảnh hưởng tới chi phí ngân hàng bỏ ra và có sự thuận tiện mang đến cho khách hàng, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ đi kèm. Trên thực tế cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng là chìa khóa để ngân hàng phát triển bền vững. Hệ thống công nghệ sẽ là công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, bảo đảm an toàn hiệu quả, quản lý khách hàng, kiểm soát tốt nguồn vốn, mở rộng và đa dạng hóa các loại dịch vụ hiện đại. Tuy nhiên công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh vì vậy các dịch vụ ngân hàng trên nền công nghệ thông tin cao cũng phải thường xuyên đổi mới đa dạng phù hợp.

1.4.2.2. Yếu tố khách quan

Tính ổn định và sự phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế ổn định và đang có xu hướng hồi phục sẽ tạo điều kiện cho khách hàng nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích khách hàng vay vốn đầu tư, phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh do nền kinh tế ổn định, hàng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh mới có thể có đầu ra, hoạt động kinh doanh vì thế mới sinh lời và lúc này tín dụng ngân hàng sẽ là kênh để khách hàng tiếp cận để khởi tạo và phát triển ý tưởng kinh doanh trên thực tế. Trường hợp ngược lại, nền kinh tế kém phát triển hay rơi vào suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hàng hóa tiêu thụ chậm khi đó khách hàng không có nhu cầu vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh doanh cầm chừng do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, có

37

thể thấy rõ tình hình nền kinh tế tác động mạnh đến hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng cũng như dịch vụ cho vay nói chung.

Chính sách phát triển tín dụng của chính phủ: Tùy thuộc tình hình kinh tế của đất nước, chính phủ và NHNN sẽ đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp để định hướng nền kinh tế. Điều này tác động đến hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng. Khi cần tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy nền kinh tế, hoạt động cho vay sẽ được các NHTM đẩy mạnh và phát triển hơn, trường hợp ngược lại, khi cần hạn chế cho vay, tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng, Chính phủ và NHNN sẽ có những chính sách nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng, khi đó, việc phát triển hoạt động cho vay sẽ phải điều chỉnh để phù hợp với chính sách chung của Nhà nước.

Môi trường pháp lý: Mọi chế độ, quy định chính sách cấp cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của ngân hàng gắn chặt với các quy định của pháp luật nhà nước. Mọi cá nhân và tổ chức kinh tế căn cứ vào quy định của pháp luật để hoạt động. Do đó môi trường phát lý trong nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay ngắn hạn của NHTM

Cạnh tranh giữa các Ngân hàng: Canh tranh trong lĩnh vực ngân hàng những năm gần đây rất gay gắt và khốc liệt. Với số lượng Ngân hàng lớn và hệ thống mạng lưới các ngân hàng được mở khắp các tỉnh và thành phố, lãi suất các ngân hàng hạ thấp cạnh tranh, cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng được các ngân hàng quan tâm, sản phẩm luôn nghiên cứu thay đổi phù hợp với tình hình thực tế, trước đây các khách hàng thường tìm đến đặt quan hệ với ngân hàng. Cạnh tranh giữa các ngân hàng mang lại lợi ích cho khách hàng khi có thể lựa chọn ngân hàng có dịch vụ và sản phẩm kinh doanh phù hợp với điều kiện của mỗi khách hàng. Do vậy, các ngân hàng luôn phải tự đổi mới mình về mọi mặt, bao gồm dịch vụ, marketing, chính sách, sản phẩm cho vay. v.v.. để tiếp thị, tiếp cận và thu hút khách hàng đến giao dịch nhằm tăng thị phần và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng.

38 CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống. Tác giả sử dụng Phương pháp thảo luận nhóm tập trung và Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo... Ngoài ra đề tài sử dụng kết hợp Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh. cụ thể nội dung các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 44 - 48)