Xây dựng kế hoạch phát triển cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 104 - 105)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển cho vay ngắn hạn

4.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển cho vay ngắn hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của các Ngân hàng thương mại (thông thường trên 60%), đây là mảng nghiệp vụ quan trọng không chỉ đối với Ngân hàng Bản Việt mà còn đối với tất cả các ngân hàng thương mại, vì vậy nếu không xây dựng kế hoạch phát triển cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng Bản Việt Chi nhánh Hà Nội khó có thể tăng trưởng được dư nợ, tăng trưởng thị phần cũng như chất lượng cho vay ngắn hạn không được đảm bảo.

- Xây dựng kế hoạch nhằm đưa ra các mục tiêu phát triển khách hàng, định hướng phát triển khách hàng, thu hút, lôi kéo bằng các chương trình hấp dẫn khách hàng và thỏa mãn được nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Một số đề xuất cho kế hoạch xây dựng phát triển như sau:

- Xây dựng kế hoạch tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn: Ngân hàng cần có lộ trình tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn, chất lượng cho vay ngắn hạn. Lộ trình này phải được xây dựng theo từng giao đoạn 5 năm để từng bước xây dựng thương hiệu, với kế hoạch hành động, kế hoạch hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể hơn, kế hoạch có thể xây dựng cho từng năm một, để công tác cho vay nói chung cũng như cho vay ngắn hạn nói riêng ngân hàng cần xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên, đội ngũ lãnh đạo của Ngân hàng phù hợp với tình hình kinh tế thị trường, kinh tế ngành. Các phòng ban phải xây dựng chiến lược phát triển cụ thể, chi tiết cho từng năm, nhằm trọng tâm phát triển lĩnh vực cụ thể trong từng năm như: Phát triển thương hiệu, phát triển khách hàng, tăng dự nợ cho vay, hoàn thiện và xây dựng các sản phẩm.

- Ngân hàng hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá cho vay nói chung và vay ngắn hạn nói riêng: Hiện nay Ngân hàng Bản Việt đã có bộ chỉ tiêu chung bao gồm cho vay cả doanh nghiệp và cá nhân giao cho từng cán bộ nhân viên tín dụng, tuy nhiên bộ chỉ tiêu chưa phù hợp với từng cán bộ kinh doanh, Chi nhánh Hà Nội cần tách biệt thành Phòng cho vay cá nhân, Phòng cho vay doanh nghiệp và xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn, vay cá nhân, vay dự án trung dài hạn… Bộ chỉ tiêu này sẽ có mục đích nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo lộ trình tăng trưởng dư nợ cũng như các dịch vụ khác như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế… đồng thời cũng là cơ sở để khuyến khích, khen thưởng đối với những

95

cán bộ đạt hoặc vượt chỉ tiêu được giao và các biện pháp nhắc nhở, khiển trách cán bộ tín dụng nếu không đạt chỉ tiêu.

- Ngân hàng đẩy mạnh công tác marketing, quảng bá thương hiệu, đào tạo cán bộ nghiệp vụ phát triển khách hàng qua các hình thức: Gọi điện tìm kiếm khách hàng, đặt lịch hẹn, chào bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, gửi thư ngỏ đặt quan hệ giao dịch, tổ chức liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ các chương trình giao lưu, tài trợ tham gia các chương trình hội trợ để cho nhân viên tiếp xúc quảng bá thương hiệu và tiếp cận các doanh nghiệp.

- Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, trao đổi những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho kênh phát triển khách hàng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP bản viêt chi nhánh hà nội (Trang 104 - 105)