1.3. Cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại
1.3.4. Nội dung cho vay ngắn hạn
1.3.4.1. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng vay vốn. Việc xác lập quy trình cho vay và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng. Về mặt hiệu quả, một quy trình cho vay hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro cho vay.
Về mặt quản lý, quy trình cho vay có tác dụng:
+ Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động cho vay.
+ Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Mỗi ngân hàng khác nhau đều tự thiết kế cho mình một quy trình cho vay riêng. Theo TS. Bùi Diệu Anh (2009), quy trình cho vay gồm 4 bước cơ bản và Thiết lập hồ sơ tín dụng, Phân tích tín dụng, Quyết định tín dụng và Giám sát và quản lý tín dụng. Chi tiết các bước như sau:
25
Bước 1: Thiết lập hồ sơ tín dụng: Đây là khâu căn bản đầu tiên của quy trình, dược thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khâu này sẽ cung cấp các thông tin về khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định sau này. Một bộ hố sơ vay vốn sẽ bao gồm các thông tin:
- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thôn tin về bảo đảm tín dụng.
Một bộ hồ sơ đầy đủ phải bao gồm có: giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh pháp nhân của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư, báo cáo tài chính, các giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp (nếu có), cầm cố hoặc bản lãnh nợ vay, các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Khâu này sẽ thực hiện phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về việc sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi gốc và lãi. Phân tích tín dụng nhằm tìm ra tình huốn có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự kiến các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.
Ngân hàng lấy thông tin để phân tích thông qua các kênh: Phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng và người vay vốn, tham quan công ty, nhà xưởng, nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo, thành viên góp vốn, cán bộ nhân viên của công ty. Mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua các trung gian về thông tin tài ch ính, ngành, tình hình hoạt động...
Bước 3: Quyết định cấp tín dụng
Sau khi phân tích kĩ lưỡng ngân hàng sẽ đưa ra quyết định của mình về việc chấp thuận cho khách hàng vay hoặc từ chối cho vay. Nếu chấp thuận cho vay thì cán bộ tín dụng sẽ giúp khách hàng làm các thủ tục cần thiết và tiến hành kí kết các hợp đồng tín dụng, thế chấp... Nếu từ chối không cho vay ngân hàng phải có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng. Khâu này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu sau, ảnh hưởng đến cả uy tín và hoạt động của ngân hàng. Nếu
26
không phân tích kĩ ngân hàng rất dễ mắc sai lầm hoặc từ chối cho vay đối tượng khách hàng tốt hoặc chấp thuận cho vay đối với đối tượng khách hàng không tốt.
Để đưa ra được quyết định đúng trước hết cần dựa vào thông tin thu thập được từ giai đoạn trước chuyển sang.. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ cần phải xem xét đến những thông tin có từ các nguồn khác và thông tin mới cập nhật được về khách hàng. Tùy theo quy mô vốn lớn hay nhỏ quyền quyết định thường được trao cho một hội đồng tín dụng hoặc một cá nhân phụ trách.
Bước 4 Giám sát và quả lý tín dụng
Đi đôi với việc cấp tín dụng cho khách hàng ngân hàng cần tiến hành các biện pháp để giám sát khách hàng. Đâu là khâu cũng rất quan trọng nhằm mục tiêu kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích, phương án thực hiện đúng tiến độ hay không? Quy trình kinh doanh có thay đổi gì bất lợi hay không? Có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không?.v.v.. để có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh. Ngân hàng được phép ngừng giải ngân nếu khách hàng vi phạm hợp đồng, ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, thu hồi nợ trước hạn..
Để việc giám sát có hiệu quả ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp như: giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng; phân tích các báo cáo tài chính theo định kỳ; giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ; thường xuyên kiểm tra các địa điểm diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm tra cá hình thưc đảm bảo tiền vay; giám sát hoạt động của khách hàng thông qua các mối quan hệ với khách hàng khác; giám sát khach hàng thông qua những thông tin thu thập từ các nguồn khác.
1.3.4.2. Điều kiện cho vay ngắn hạn
Điều kiện cho vay là những yêu cầu của ngân hàng đối với bên đi vay để làm căn cứ xem xét, quyết định thiết lập mối quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng như làm cơ sở cho việc xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay. Các tổ chức kinh tế vay vốn ngắn hạn của các tổ chức tín dụng là các pháp nhân và thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
27
hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp vốn nhà nước, cá thể và hộ sản xuất kinh doanh.
Điều kiện để được vay vốn ngắn hạn: Thời hạn khoản vay đến 12 tháng, khách hàng có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật hiện hành của Việt Nam. Sản xuất kinh doanh có lãi, hoặc được cấp bù lỗ theo chính sách, không có nợ quá hạn, phải có vốn tự có, mức vốn tự có cụ thể của các đơn vị khác nhau do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tín dụng quy định. Mục đích vay vốn hợp pháp, rõ ràng và đúng mục đích. Khả năng tài chính phải đảm bảo trả nợ gốc lãi đúng hạn. Phương án vay vốn thể hiện đúng mục đích phù hợp với quy định của pháp luật, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Bảo đảm tiền vay là thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi khoản vay đã cấp trong trường hợp khách hàng đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định. Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thực hiện thanh toán được nợ cho ngân hàng. Giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai. Như vậy thực chất bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro của TCTD, theo đó TCTD đưa ra các hình thức bảo đảm thích hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và biện pháp xử lý các bảo đảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
1.3.4.3. Chính sách cho vay
Mỗi Ngân hàng cần phải có chính sách cho vay phù hợp với điều kiện riêng và thị trường. Chính sách này đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Khi chính sách không phù hợp, dẫn đến dư nợ cho vay cũng như chất lượng cho vay bị giảm sút. Và ngược lại, chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được khách hàng, bảo đảm khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng nói chung. Một những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cho vay của ngân hàng là:
- Về lãi suất cạnh tranh: Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng đối với ngân hàng, lãi suất chính là phần giá của khoản vay. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút được khách hàng đến giao
28
dịch. Đối với khách hàng doanh nghiệp rất nhạy cảm với lãi suất cho vay. Chính vì vậy để thu hút khách hàng các ngân hàng phải xác định mức lãi suất cho vay trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, và vẫn đảm bảo hấp dẫn được khách hàng đặt quan hệ giao dịch.
- Về phương thức cho vay: Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng.
- Về tài sản đảm bảo tiền vay: khách hàng muốn vay vốn tại ngân hàng thường phải đáp ứng các điều kiện, nguyên tắc vay vốn. Trong các điều kiện đó, điều kiện về tài sản đảm bảo tiền vay đóng vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của ngân hàng.
1.3.4.4. Hồ sơ vay vốn
Khi ngân hàng tiếp xúc với khách hàng và khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ gửi các giấy tờ theo quy định của ngân hàng. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu cho ngân hàng.
Một số danh mục hồ sơ doanh nghiệp vay vốn cơ bản bao gồm: - Hồ sơ pháp lý:
+ Giấy tờ chính minh tư cách pháp lý khách hàng: như giấy phép đăng ký kinh doanh/giấy phép thành lập và hoạt động, mã số thuế...
+ Điều lệ
+ Quy chế tài chính
+ Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo, kế toán trưởng, văn phản ủy quyền... + Nghị quyết HĐQT, HĐ thành viên về việc vay vốn và thế chấp tài sản. - Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính 2 hoặc 3 năm gần nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, tờ khai thuế.
29
+ Hợp đồng đầu ra, hợp đồng đầu vào đã và đang thực hiện... + Đề nghị cấp tín dụng/hạn mức
+ Phương án vay vốn, kế hoạch kinh doanh.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy tờ xác nhận tài sản đảm bảo
Từ các hồ sơ khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và quyết định cho vay hay không, nếu ngân hàng quyết định cho vay sẽ thông báo cho khách hàng và hai bên sẽ tiến hành ký các hợp đồng như thế chấp tài sản đảm bảo, hợp đồng tín dụng hoặc hạn mức tín dụng, giấy nhận nợ..