II Tâm lý học giáo dục đạo đức
1. Trong tâm lý học mác xít đạo đức được hiểu là:
a) Hệ thống những yêu cầu con người đặt ra trong các mối quan hệ xã hội
b) Một trong những hình thái của ý thức xã hội
c) Hệ thống những chuẩn mực được con người tự đặt ra và tự giác tuân theo
trong quá trình quan hệ xã hội
d) Cả a; b và c
a) Hành vi được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức do cá nhân tự giác làm
b) Một hành vi có ích cho xã hội và cho cá nhân, không vi phạm các chuẩn
mực đạo đức
c) Một hành vi do cá nhân tự nguyệ thực hiện
d) Cả a; b và c
3. Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi đạo đức là:
a) Tính tự giác
b) Tính không vụ lợi cá nhân
c) Tính có ích d) Cả a; b và c.
4. Hành vi nào được xem là hành vi đạo đức trong các hành vi sau?
a) Hôm nay, Tuấn làm được một việc tốt và được nhà trường tuyên dương:
Em đã giúp một cụ già bị ngất vào trạm xá gần trường. Em rất vui khi nghĩ đến phần thưởng của bố đã hứa: “Nếu con làm được một việc tốt thì bố sẽ có phần thưởng”
b) Hoa rất chăm chỉ học hành, nhưng do chưa có phương pháp tốt nên kết
quả học tập của em năm nào cũng thấp
c) Nhìn thấy cụ già chuẩn bị qua đường giữa dòng xe tấp nập, Hồng vội
vàng chạy tới nói: “Ông ơi, ông để cháu dắt ông qua đường”
d) Cả a; b và c
5. Yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh là:
a) Sự tu dưỡng của học sinh
b) Việc tổ chức giáo dục của nhà trường
c) Không khí rèn luyện đạo đức của tập thể học sinh
d) Nền nếp sinh hoạt và tổ chức giáo dục của gia đình
6. Giáo dục đạo đức thực chất là:
b) Hình thành hành vi đáng với các chuẩn mực đạo đức
c) Hình thành phẩm chất đạo đức
d) Cả a; b và c
7. Yếu tố nào trong các yếu tố sau tác động vào niềm tin đạo đức?
a) Học môn đạo đức được nghe giáo viên giảng về những tri thức đạo đức
khái quát và hệ thống
b) Tác động của các môn văn hoá khác (đặc biệt các môn khoa học xã hội)
c) Tiếp xúc với người thực, việc thực
d) Các hình tượng nghệ thuật trong hoạt động ngoại khoá
8. Hiểu như thế nào là đúng về mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức?
a) Tri thức đạo đức soi sáng con đường tới mục đích của hành vi. Nó là cơ sở của niềm tin, tình cảm và động cơ, thiện chí, thói quen đạo đức
b) Nghị lực phải do tri thức, thiện chí và tình cảm đạo đức tạo ra mới giúp con người biến ý thức thành hành vi đạo đức
c) Thói quen làm cho ý thức và hành vi đạo đức được thực hiện thống nhất
mà không đòi hỏi nỗ lực ý chí. d) Cả a, b và c
9. Trong việc giáo dục trẻ em, phong cách giáo dục tốt nhất là: a) Phong cách dân chủ
b) Phong cách độc đoán, gia trưởng c) Phong cách tự do
d) Cả a, b và c
10. Phương pháp giáo dục tốt nhất là:
a) áp đặt, cưỡng bức thực hiện theo mệnh lệnh b) Giảng bài, thuyết phục, động viên, giám sát c) Hoàn toàn để trẻ tự do làm theo ý mình d) Cả a, b và c
11. Để nhân cách học sinh trở thành chủ thể đạo đức cần hình thành ở các em phẩm chất tâm lý nào?
a) Tính sẵn sàng hành động có đạo đức b) Nhu cầu tự đánh giá, tự khẳng định c) Lương tâm
d) Cả a, b, c
II. Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học ở trên lớp cho SV.
Chủ đề thảo luận :
a) Hành vi đạo đức là gì? Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi đạo đức?
b) Trình bày ngắn gọn cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
c) Tại sao nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức? Từ đó rút ra kết luận sư phạm?
d) Trình bày hiểu biết của mình về tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
1. Mục tiêu thảo luận :
- Nhằm thực hiện hoàn thành các mục tiêu học tập đề ra.
2. Chuẩn bị thảo luận.
- Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Thông qua hình thức đặt vấn đề, nêu vấn đề.
3.. Tổ chức thảo luận.
Bước 1, Bước 2, Bước 3 tuân theo như bài 1 và bài 2.
Yêu cầu sinh viên phải làm bật được các vấn đề sau :
a) Hành vi đạo đức là gì? Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi đạo đức? * Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có
ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân, xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói....
Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức
- Tính tự giác của hành vi đạo đức
- Tính có ích của hành vi đạo đức
- Tính không vụ lợi của hành vi đạo đức
b) Trình bày ngắn gọn cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức:
SV cần nêu được các ý cơ bản như:
- Tri thức và niềm tin đạo đức
- Động cơ và tình cảm đạo đức
- Thiện chí, nghị lực và thói quen đạo đức
c) Tại sao nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức? Từ đó rút ra kết luận sư phạm?
* Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức:
- Một hành vi đạo đức cụ thể, xét cho đến cùng là do nhân cách trọn vẹn thực hiện hành vi đó
- Tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức, thiện chí, nghị lực
và thói quen đạo đức chính là hệ thống phẩm chất và năng lực cùng ý thức
của một con người cụ thể tạo nên cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.
*KLSP: Giáo dục đạo đức đồng thời với việc giáo dục toàn bộ nhân cách thông qua tổ chức hành vi đạo đức.
d) Trình bày hiểu biết của mình về tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết
* Tri thức đạo đứclà sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định về những hành vi xã hội của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
* Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lí của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.