Chứng từ chứng nhận xuất xứ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 32 - 36)

Chứng từ chứng nhận xuất xứ là văn bản chỉ rõ xuất xứ của hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ được chia ra làm hai loại: Giấy chứng nhận XXHH (C/O) và Chứng từ tự chứng nhận XXHH.

1.1.3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy chứng nhận XXHH là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ XK hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Có nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ. Mỗi loại giấy chứng nhận xuất xứ được cấp dựa trên các quy tắc xuất xứ nhất định, theo thủ tục cấp và thể thức nhất

định, chứa đựng những nội dung nhất định (các tiêu chí, ngôn ngữ, màu sắc, số tờ trong một bộ C/O, cơ quan có thẩm quyền cấp...), được quy định bởi luật của quốc gia, vùng lãnh thổ ban hành giấy chứng nhận xuất xứ đó.

- Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo một trong các hình thức sau: (1) Văn bản giấy thông thường: có chữ ký và dấu được đóng bằng tay hoặc (2) Chứng từ điện tử (e-C/O): là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.

- Các thông tin tối thiểu thường thể hiện trên C/O:Tên người XK địa chỉ, quốc gia; Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước; Số tham chiếu; XXHH; Số và ngày tháng hóa đơn; Thông tin vận chuyển; Mã HS; Ký hiệu, số hiệu kiện hàng, mô tả hàng hóa; Số lượng; Tiêu chí xuất xứ; Khai báo của người XK; Chứng nhận.

- Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi được sử dụng hiện nay gồm:

+ C/O Mẫu A: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm của Việt Nam XK sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences) với điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của các nước, vùng lãnh thổ đó. Danh sách các nước này thể hiện ở mặt sau C/O.

+ C/O Mẫu D: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (viết tắt là ATIGA).

+ C/O Mẫu E: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ACFTA).

+ C/O Mẫu AK: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Đại Hàn dân quốc (AKFTA).

+ CO Mẫu AJ: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Chính phủ Nhật Bản (AJCEP).

+ C/O Mẫu AANZ: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN- Úc- New Zealand để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định AANZFTA.

+ C/O Mẫu AI: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN- Ấn Độ để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định AIFTA.

+ C/O Mẫu VJ/JV: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa 2 nước Việt Nam- Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định VJEPA.

+ C/O Mẫu VK/KV: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa 2 nước Việt Nam- Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA.

+ C/O Mẫu VC: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa 2 nước Việt Nam- Chile trong khuôn khổ Hiệp định VCFTA.

+ C/O Mẫu EAV: Là giấy chứng nhận xuất xứ cấp cho các sản phẩm mua bán giữa Việt Nam và các nước Liên minh kinh tế Á-Âu trong khuôn khổ Hiệp định VN- EAEUFTA.

- Mỗi quốc gia, khu vực thương mại tự do có quy định riêng về các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

- Phạm vi cấp C/O: Mỗi quốc gia, khu vực thương mại tự do có thể quy định thẩm quyền cấp C/O cho từng cơ quan/tổ chức theo các mẫu C/O cụ thể. Một cơ quan/tổ chức có thể được cấp một hoặc nhiều loại mẫu C/O. Một loại mẫu C/O có thể do một hoặc nhiều cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp. Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do, các nước thành viên phải thông báo cho nhau tên, địa chỉ các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp C/O, mẫu dấu và chữ ký của cán bộ có thẩm quyền ký cấp C/O.

+ Các Phòng Quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Công Thương. + Các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.

+ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 8 chi nhánh và văn phòng đại diện thuộc VCCI tại một số tỉnh, thành phố.

+ Riêng đối với các C/O để được hưởng ưu đãi theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan có thẩm quyền cấp các C/O này là các phòng Quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Công Thương và các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất.

1.1.3.2. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo tinh thần của Công ước Kyoto sửa đổi là tạo thuận lợi thương mại được khuyến khích trong khi vẫn đảm bảo sự tuân thủ theo các yêu cầu của cơ quan Hải quan. Tự chứng nhận xuất xứ được xem như một quan điểm cho tạo thuận lợi về các thủ tục liên quan đến xuất xứ.

Tự chứng nhận xuất xứ là việc nhà sản xuất, nhà XK hoặc nhà NK hàng hóa tự khai báo xuất xứ của hàng hóa XK/NK trên hóa đơn thương mại hoặc bất kỳ chứng từ thương mại nào khác thay cho giấy chứng nhận XXHH do tổ chức được chính phủ của nước XK ủy quyền cấp.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hiện nay bao gồm:

- Người XK được chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ: Theo cơ chế này, người XK được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận được tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc chứng từ thương mại khác. Người XK để được chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ phải đáp ứng các yêu cầu quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Người XK đã đăng ký tự chứng nhận xuất xứ: Cơ chế này tạo thuận lợi hơn cho người XK so với cơ chế ở trên. Để trở thành người XK đã đăng ký, người XK sẽ phải cung cấp các thông tin đã quy định. Về cơ bản quá trình đăng ký chỉ đơn giản là việc cung cấp các thông tin yêu cầu và không có việc đánh giá thông tin tại thời điểm đăng ký.

- Người XK đầy đủ: Một số các FTAs cụ thể cho phép chứng từ chứng nhận xuất xứ được cấp bởi người XK/người sản xuất. Cơ quan có thẩm quyền không can

thiệp vào quá trình cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ.

- Người NK: Cơ chế chứng nhận xuất xứ thông thoáng nhất là cơ chế người NK tự chứng nhận. Theo cơ chế này, người NK được phép tự khai báo xuất xứ hoặc đơn giản cung cấp thông tin về xuất xứ dựa trên thông tin về hàng hóa NK khi có đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w