Trong thời gian tới, Cục HQLS xác định việc tăng cường công tác KTSTQ là một trong những công tác trọng tâm để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ, áp dụng rộng rãi thủ tục hải quan điện tử: đẩy mạnh đánh giá sự tuân thủ, giúp doanh nghiệp nâng cao tính tuân thủ pháp luật; xây dựng kế hoạch tập trung triển khai thực hiện KTSTQ từ cấp Cục đến Chi cục trực thuộc; tăng cường KTSQT tại trụ sở doanh nghiệp; phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế.
Để thực hiện mục tiêu trên, để tạo bước chuyển biến đột phá và tạo đà cho hoạt động KTSTQ trong các năm tiếp theo, Cục HQLS định hướng tăng cường công tác KTSTQ về XXHH NK tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:
- Tiến tới chuyển đổi căn bản phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang KTSTQ về XXHH NK.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách thủ tục hành chính, phát triển công tác KTSTQ về XXHH NK tại đơn vị trong giai đoạn 2020-2025.
- Tăng cường biên chế cho Chi cục KTSTQ, duy trì chế độ phân công công chức đảm nhiệm công việc theo từng địa bàn trên cơ sở phân công rõ nhiệm vụ và trách nhiệm; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC, đồng thời bố trí sử dụng CBCC KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động KTSTQ về XXHH NK để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính. Tập trungKTSTQ về XXHH NK theo kế hoạch, đánh giá tuân thủ pháp luật của những doanh nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu và số thuế phải nộp lớn để đánh giá, làm cơ sở phân loại doanh nghiệp, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp tuân thủ tốt.
- Thu thập, phân tích thông tin, lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao để thực hiện kiểm tra nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp sai phạm, chống gian lận thương mại và đảm bảo chống thất thu cho NSNN.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu làm rõ tính trung thực, chính xác đối với những bộ hồ sơ còn nghi vấn từ các đơn vị trực thuộc Cục HQLS hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác chuyển đến; cung cấp thông tin cho các đơn vị trực thuộc Cục để phục vụ công tác trong thông quan và điều tra chống buôn lậu.
- Phát huy và tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của các cấp lãnh đạo đối với công tác KTSTQ về XXHH NK và công tác phúc tập hồ sơ tại các Chi cục hải quan cửa khẩu đảm bảo để cán bộ, công chức KTSTQ có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra trong từng thời kỳ; tham mưu cho Cục trưởng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của ngành liên quan đến nghiệp vụ phúc tập hồ sơ hải quan và KTSTQ.
- Đẩy mạnh công tác phối kết hợp công tác với các đơn vị trong và ngoài ngành theo thẩm quyền.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh văn bản có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ hải quan: Thông qua hoạt động trực tiếp về nghiệp vụ KTSTQ về XXHH NK rà soát các văn bản do Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan ban hành không còn phù hợp, còn thiếu hoặc không chuẩn mực về thể chế chính sách liên quan đến hoạt động của Hải quan, phát hiện những sơ hở, dễ bị lợi dụng và có kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan về xuất xứhàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn