Nguyên nhân của điểm yếu trong kiểm tra sau thông quan về xuất xứ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 81 - 84)

2.3.4.1. Những nguyên nhân thuộc về Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

- Công tác quản lý CBCC làm nhiệm vụ KTSTQ, đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ CBCC chưa thật sự được đẩy mạnh: Đây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự hạn chế về số lượng, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của công chức KTSTQ tại Chi cục KTSTQ. Công tác tổ chức cán bộ còn chưa phát huy hiệu quả, mặc dù trình độ đại học là chủ yếu trong tổng số lực lượng KTSTQ, tuy nhiên, lại chưa bố trí cán bộ ở các vị trí phù hợp để phát huy được năng lực, sở trường. Chưa có định hướng về đào tạo theo hướng chuyên sâu, đào tạo đội ngũ công chức kế cận có trình độ. Thực tếlà trong nhiều thời điểm khi có thuyên chuyển công tác, CBCC có trình độ nghiệp vụ tốt chuyển đi là lúng túng trong công tác tổ chức, không có người giỏi để thay thế ngay.

- Trang thiết bị và công tác đảm bảo cho hoạt động KTSTQ về XXHH NKmặc dù đã đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng về lâu dài cần có quy hoạch định hướng dài hạn, xứng tầm với vị trí, vai trò của hoạt động KTSTQ trong quản lý Hải quan hiện đại. Cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động chủ yếu do chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài cho hoạt động KTSTQ; nguyên nhân một phần do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTSTQ chưa nhất quán, mặt khác do hoạt động KTSTQ thời gian qua chưa đạt được những kết quả như yêu cầu đề ra.

- Sự phối hợp hoạt động trong và ngoài ngành trong KTSTQ về XXHH NK còn nhiều hạn chế:

+ Mối quan hệ trong nội bộ ngành Hải quan:Sự phối hợp giữa các đơn vị thuộc Cục HQLS với lực lượng KTSTQ chưa có hiệu quả rõ rệt, chưa mang tính hệ thống, mà còn mang tính sự vụ, thiếu sự đồng bộ. Cụ thể như mối quan hệ giữa khâu kiểm tra trong thông quan và khâu KTSTQ được đánh giá là quan trọng và thường xuyên thì trên thực tế đến nay vẫn chưa có quy chế phối hợp đồng bộ giữa bộ phận kiểm tra trong thông quan và bộ phận KTSTQ.

+ Mối quan hệ ngoài ngành Hải quan:Những Quy chế phối hợp được TCHQ ban hàng hiện nay quy định về phối hợp giữa Hải quan với các đơn vịchỉ tập trung về các nội dung phối hợp chống gian lận thuế, chống buôn lậu,... mà chưa có quy định riêng về phối hợp cho lực lượng KTSTQ nên gây khó khăn khi cần phối hợp để triển khai các nghiệp vụ KTSTQ về XXHH NK dẫn đến trách nhiệm hợp tác của các đơn vị còn nhiều hạn chế, cung cấp thông tin trao đổi phục vụ cho hoạt động KTSTQ còn chậm chạp.

2.3.4.2. Những nguyên nhân thuộc về đơn vị nhập khẩu hàng hóa

- Ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp NK chưa tốt, họ vẫn tìm đủ cách để gian lận, trốn thuế NK. Đồng thời trong quá trình kiểm tra của cơ quan hải quan, nhiều doanh nghiệp không cung cấp chứng từ, tài liệu, hồ sơ theo đúng thời hạn quy định và yêu cầu của lực lượng KTSTQ.

- Nguồn nhân lực phụ trách thủ tục hải quan của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa tốt. Nhiều trường hợp do chưa nắm rõ quy định pháp luật về XXHH NK dẫn đến sai sót.

2.3.4.3. Những nguyên nhân thuộc về môi trường vĩ mô

- Xuất phát từ môi trường pháp lý: Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay về KTSTQ và XXHH của nước ta đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động KTSTQ về XXHH NK trong tình hình mới thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thống nhất, thể hiện trong một số vấn đề lớn. Điển

hình trong số đó là hệ thống văn bản chưa đủ sức mạnh cần thiết, chưa quy định rõ hành vi vi phạm trong lĩnh vực KTSTQ về XXHH NK, các chế tài xử phạt và thẩm quyền xử lý các vi phạm đó, cụ thể ở những hành vi: từ chối, trốn tránh, không cử người có đủ thẩm quyền làm việc với đoàn kiểm tra khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở đơn vị; có hành vi cản trở đoàn kiểm tra dưới các hình thức khác nhau; không cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời chứng từ tài liệu theo yêu cầu, không trả lời những câu hỏi do đoàn kiểm tra nêu ra,...

- Xuất phát từ môi trường kinh tế: Sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của Việt Nam trong những năm gần đây bất chấp có những thời kỳ nền kinh tế thế giới suy giảm mạnh, khiến cho hoạt động NK và các hình thức gian lận thương mại phát triển nhanh chóng. Điều này đã tạo áp lực ngày càng cao đối với công tác KTSTQ về XXHH NK của cơ quan hải quan.

- Sự thay đổi các quan hệ kinh tế, lượng hàng hóa lưu thông và chính sách quản lý XNK của Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đòi hỏi pháp luật hải quan phải có sự điều chỉnh, thay đổi liên tục, các vấn đề thực tiễn nảy sinh có tính phức tạp thường xuyên, hệ thống pháp luật quốc tế và các quốc gia đa dạng nên một số quy định vẫn còn tồn tại bất cập. Hoạt động thương mại NK qua biên giới phát triển nhanh kéo theo hệ thống pháp luật điều chỉnh liên quan chưa kịp thời tạo nên những khó khăn khi thực hiện của cơ quan hải quan trong KTSTQ về XXHH NK.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP

KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóanhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 81 - 84)