Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 97 - 100)

3.2.4.1. Giải phápvề công cụ kiểm tra sau thông quan

-Xây dựngkế hoạch kiểm tra: Khi xây dựng kế hoạch KTSTQ hàng năm của Cục để trình Lãnh đạo TCHQ phê duyệt, cần quan tâm đến tình hình thực tế của Cục, thực trạng các doanh nghiệp hoạt động XNK trên địa bàn, dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để từ đó đề xuất, xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn và khả thi. Việc xây dựng kế hoạch cần phải được sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu thu

thập thông tin qua việc phúc tập hồ sơ ngay tại cửa khẩu thông quan và khâu kiếm tra phúc tập hồ sơ do Cục thực hiện, từ việc đối chiếu thông tin thu thập được tại bộ phận quản lý rủi ro cũng như tra cứu thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa trên các phần mềm nghiệp vụ của ngành, thông tin thu thập được do việc phối họp với các cơ quan ban ngành có liên quan.

-Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động KTSTQ:

+Cục cần có kế hoạch đầu tư mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động KTSTQ, đặc biệt là bảo đảm hiện đại hóa công nghệ thông tin, áp dụng thông quan điện tử.

+ Trang bị hệ thống máy tính hiện đại, đảm bảo tốc độ đường truyền cho việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho hoạt động KTSTQ. Tăng cường trang thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin để đảm bảo hoạt động KTSTQ về XXHH NK đạt hiệu quả cao nhất.

+ Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, các chương trình phần mềm để đáp ứng với yêu cầu thực tế nghiệp vụ phát sinh, đáp ứng cho việc cập nhật, khai thác và sử dụng các chương trình dữ liệu trên các hệ thống của ngành, về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin Hải quan hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử lý hồ sơ Hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử; xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu cấp vùng đạt mức độ 2+ trở lên, trung tâm xử lý dữ liệu ngành đạt mức độ 3+ trở lên, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan, thực hiện cơ chế Hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN. Tất nhiên cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thì Cục cũng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năngsử dụng chúng cho CBCC.

3.2.4.2. Giải pháp về kỹ thuật kiểm tra sau thông quan

- Cần tăng cường trao đổi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn giữa các CBCC làm hoạt động KTSTQ trong đơn vị và giữa đơn vị Hải quan địa phương với các đơn vị Hải quan địa phương khác để tăng cường hơn nữa kỹ năng về kỹ

thuật nghiệp vụ KTSTQ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo về các vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ của KTSTQ, tập trung vào một số kỹ thuật quan trọng như: kỹ thuật thu thập, phân tích thông tin; kỹ thuật kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Đây đều là những mảng nghiệp vụ còn đang yếu của CBCC làm KTSTQ nói chung và cán bộ KTSTQ của Cục HQLS nói riêng.

3.2.4.3. Giải pháp về cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành trong kiểm tra sau thông quan

Để nâng cao hiệu quả hoạt động KTSTQ thì bên cạnh việc thu thập thông tin từ nội bộ ngành, việc thu thập thông tin từ các đơn vị ngoài ngành cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Do đó, cần tăng cường phối kết hợp, trao đổi thông tin đối với các đơn vị trong và ngoài ngành.

- Đối với các đơn vị trong ngành:

Các bộ phận trong nội bộ Cục cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin nhịp nhàng. Tại khâu thông quan cần cung cấp những thông tin nghi vấn để khâu sau thông quan tập trung xử lý. Bên cạnh đó các bộ phận khác như điều tra chống buôn lậu cũng cần cung cấp các thông tin liên quan để bộ phận KTSTQ có thể thu thập được đầy đủ thông tin phục vụ cho việc lựa chọn đối tượng cần KTSTQ, tiết kiệm nguồn lực có hạn để tập trung vào kiểm tra những doanh nghiệp có độ rủi ro cao về vi phạm pháp luật Hải quan. Ngoài ra, Cục HQLS cần có sự phối hợp với các Cục Hải quan địa phương khác, Cục KTSTQ tại TCHQ để có được các thông tin, xử lý tình huống vướng mắc và triển khai KTSTQ một các hiệu quả. Cục HQLS có thể tham khảo kinh nghiệm xử lý của các Cục Hải quan địa phương có các doanh nghiệp hoạt động với loại hình tương tự trên địa bàn.

- Đối với các đơn vị ngoài ngành:

Cục HQLS cần tham khảo và có cơ chế phối hợp với các đơn vị ngoài ngành như cơ quan thuế, các cơ quan QLNN khác trên địa bàn và cả các doanh nghiệp để có thể thu thập được nguồn thông tin đa chiều.

Cần chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan thuộc chính phủ trong việc trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện KTSTQ. Trước hết, các cơ quan trực tiếp có

liên quan đến quản lý hoạt động XNK như: Bộ Công Thương, Bộ công an, Bộ y tế, Bộ Giao thông vận tải... Trước mắt, phối hợp với các cơ quan này ban hành chế phối hợp cung cấp thông tin và phối hợp KTSTQ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 97 - 100)