Một số giải pháp hoàn thiện kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 91)

3.2.1. Giải pháp về bộ máy kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

thiếu được của hệ thống KTSTQ, trong đó cơ cấu tổ chức là phần khung xương tạo cơ sở để bộ máy vận hành, và con người trong bộ máy là nhân tố quyết định sự thành bại và kết quả thực hiện của bộ máy.

Về mặt thực tiễn: bộ máy Chi cục KTSTQ hiện vẫn còn nhiều yếu tổ bật hợp lý và một số điểm yếu: chưa thể hiện được tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, có sự trùng lặp về phân công công việc, phối hợp giữa các bộ phận và cá nhân chưa hiệu quả, số lượng nhân sự còn thiếu và năng lực chưa cao. Hiện tại,CBCC tại Chi cục còn thực hiện kiêm nhiệm nhiều phần việc khác nhau vừa thu thập, phân tích thông tin vừa tiến hành KTSTQ, do đó kết quả chưa cao. Trong khi đó, tính chất và mức độ vi phạm của các doanh nghiệp trong việc trốn thuế có xu hướng tăng và phức tạp hơn, đòi hỏi cần phải có đủ lực lượng KTSTQ chuyên sâu và chuyên môn hóa cao.

3.2.1.1. Sắp xếp tổ chức bộ máy kiểm tra sau thông quan phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Cần rà soát, chọn lựa bổ sung những chuyên gia giỏi, những công chức có kinh nghiệm thực tiễn KTSTQ, chú trọng về năng lực, trình độ tham mưu và khả năng tác chiến, kiểm tra độc lập trong hoạt động KTSTQ, đặc biệt là trình độ kiểm toán và năng lực điều tra xác minh. Trước mắt, cần điều động, tuyển chọn đủ số công chức làm hoạt động KTSTQ, kể cả số công chức ngoài ngành có năng lực, trình độ theo quy định của TCHQ. Sắp xếp lại cơ cấu của Chi cục KTSTQ theo hướng chuyên sâu, chia thành 02 nhóm:

- Nhóm điều tra xác minh, thu thập thông tin; - Nhóm tiến hành kiểm tra sau thông quan trực tiếp.

Cần sắp xếp quản lý kết hợp chuyên sâu với quản lý theo địa bàn, do đặc thù của hoạt động KTSTQ, nên việc bố trí công chức KTSTQ phải dựa trên một số nguyên tắc chủ yếu sau:

- Việc sắp xếp phải đảm bảo chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp cao, về lâu dài sẽ hình thành một số đội ngũ chuyên gia trong một số lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản.

- Công chức KTSTQ cần phải kinh qua các công tác trong ngành đặc biệt là các lĩnh vực chuyên môn có liên quan như: thủ tục Hải quan, quản lý thuế, điều tra

- Việc bố trí công chức KTSTQ vào một số vị trí cụ thể phải được qua đào tạo về lĩnh vực đó, phù hợp với chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường của công chức.

- Kết hợp việc chuyên môn hóa với việc đào tạo cho công chức KTSTQ có được những kiến thức tổng hợp; kết hợp với công chức có kinh nghiệm, công chức từ các bộ phận khác luân chuyển sang và công chức mới.

- Cần bố trí một đội ngũ công chức có năng lực kiểm tra, và phát hiện các dấu hiệu vi phạm để phục vụ hoạt động KTSTQ cũng như xử lý các vi phạm trong phạm vi thẩm quyền của cấp Chi cục.

3.2.1.2. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của bộ máy kiểm tra sau thông quan

- Công chức KTSTQ phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau: + Nắm vững và thực hiện đúng pháp luật Hải quan, các quy định và quy trình thủ tục Hải quan: Công chức KTSTQ phải nắm chắc Luật Hải quan, các Luật thuế và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt phải nắm chắc các quy định cụ thể về: nguyên tắc xác định trị giá, quy tắc xuất xứ, phân loại và áp mã hàng hóa,... nhằm phát hiện những gian lận và sai sót trong việc khai báo khi làm thủ tục Hải quan.

+ Hiểu biết quy trình tiến hành một hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế: Theo hiệp định trị giá GATT, trị giá Hải quan phải dựa trên những tiêu chí cơ bản và hợp lý phù hợp với thông lệ thương mại. Do đó, công chức KTSTQ cần thông thạo thông lệ trong kinh doanh thương mại quốc tế.

+ Vận dụng thành thạo kỹ thuật và nguyên tắc kế toán: Để tiến hành các bước kiểm tra rà soát chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, công chức KTSTQ cần được trang bị đầy đủ kiến thức về kế toán.

+ Sử dụng các chuẩn mực và quy trình thủ tục kiểm toán: Vì KTSTQ thực chất là sử dụng kỹ năng kiểm toán, vì vậy công chức KTSTQ phải thông thạo kỹ năng kiểm toán.

+ Áp dụng các kỹ năng công nghệ thông tin: Hiện nay, các hoạt động trong giao dịch quốc tế như hạch toán kế toán, kiểm kê, bán hàng, định giá,... đều được thực hiện thông qua hệ thống máy tính. Vì vậy, công chức KTSTQ phải có đủ khả

năng kiểm tra trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp.

+ Thành thạo ngoại ngữ: Vì ngôn ngữ chủ yếu trong thương mại quốc tế hiện nay là tiếng Anh và một số ngoại ngữ thông dụng như tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, một số tiếng của các nước láng giềng nên yêu cầu ngoại ngữ là không thể thiếu được đối với mỗi công chức KTSTQ nhằm giúp họ hiểu được nội dung các thư tín thương mại và các chứng từ khác liên quan đến giao dịch thương mại.

+ Công chức KTSTQ phải nhiệt tình, chịu khó và tâm huyết với nghề nghiệp: KTSTQ là một trong những công việc khó khăn và vất vả, công chức KTSTQ cần hiểu được tầm quan trọng của KTSTQ và phải có tâm huyết với công việc này.

- Công tác đào tạo và đào tạo lại cũng phải được đẩy mạnh và nâng cao hơn để phù hợp với tiến trình hiện đại hóa ngành Hải quan:

+ Tiếp tục mở các lớp đào tạo có chuyên gia hướng dẫn, cử công chức đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài bằng nguồn tài trợ và nguồn ngân sách nhà nước.

+ Thông qua tài liệu KTSTQ, kinh nghiệm thực tiễn của các nước, kết hợp với các quy định của pháp luật về KTSTQ và thực tiễn tiến hành hoạt động KTSTQ trong thực tế, cần xây dựng một bộ giáo trình chuẩn phục vụ công tác đào tạo về KTSTQ.

+ Cử cán bộ đi thực tế tại các nước đã thực hiện tốt và có kinh nghiệm KTSTQ.

- Về phương pháp cần kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tập trung:

+ Đào tạo tại chỗ là việc đào tạo do các công chức lâu năm, có kinh nghiệm đào tạo cho cán bộ cấp dưới, cán bộ mới được tuyển dụng hoặc ít có kinh nghiệm; việc đào tạo này được tổ chức ngay tại đơn vị.

+ Đào tạo tập trung là việc đào tạo được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định do TCHQ hoặc Cục HQLStiến hành đào tạo, việc đào tạo này tách ra khỏi công việc hàng ngày.

- Về nội dung đào tạo, cần ưu tiên cho việc đào tạo:

hoạt động thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế.

+ Kiến thức về kế toán, kiểm toán: trước mắt cần ưu tiên để phổ cập kiến thức cơ bản về kế toán cho tất cả công chức KTSTQ, nâng cao kiến thức về kế toán, một số chương trình kế toán cơ bản trên máy vi tính. Lựa chọn một số công chức có kiến thức chuyên môn sâu về kế toán để đào tạo tiếp về kiểm toán, để hình thành đội ngũ kiểm toán viên Hải quan trong tương lai.

+ Kiến thức về công nghệ tin học, ngoại ngữ: trước mắt cần ưu tiên cho số công chức trực tiếp kiểm tra tại doanh nghiệp, về lâu dài phổ cập cho tất cả công chức trong lực lượng KTSTQ.

+ Trong điều kiện hiện nay, khi mà hoạt động Hải quan đang chuyển dần từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” cũng đồng nghĩa với việc giảm tiếp xúc giữa công chức Hải quan ở khâu thông quan nhưng lại tăng cường tiếp xúc giữa công chức Hải quan ở khâu KTSTQ với doanh nghiệp tại trụ sở doanh nghiệp, đây là môi trường dễ xảy ra tiêu cực. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo kiến thức về chuyên môn cần quan tâm đúng mức đến việc đào tạo cho công chức KTSTQ một số chuẩn mực về đạo đức: Tính trung thực, liêm khiết; trang phục gọn gàng, tác phong nhanh nhẹn; thái độ tận tình, nhận thức trách nhiệm cao trong công việc; tránh những hành vi tiêu cực mà xã hội không cho phép. Kết quả của công tác đào tạo phải là một đội ngũ công chức có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có lòng nhiệt tình công tác và đạo đức nghề nghiệp cao. Việc đào tạo này không chỉ tập trung vào đội ngũ mới tuyển dụng mà còn đào tạo lại, bổ sung, cập nhật kiến thức cho cả đội ngũ công chức đã có thâm niên công tác.

3.2.2. Giải pháp về hình thức kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Trong thời gian tới để hoàn thiện hoạt động KTSTQ về XXHH NK, Cục HQLS cần tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơn nữa KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp để có thể thu thập được nhiều thông tin, có cơ sở đối chiếu vì có sẵn hồ sơ lưu tại doanh nghiệp, đồng thời với hình thức này có thể giảm thiểu việc sao in chứng từ và đi lại của doanh nghiệp.

Các hình thức KTSTQ đánh giá sự tuân thủ pháp luật, KTSTQ phát hiện dấu hiệu vi phạm và KTSTQ theo loại hình quản lý rủi ro vẫn được áp dụng. Trong đó cần tăng cường hơn nữa hình thức KTSTQ quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 85 - 91)