Căn cứ xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 32)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2.1. Căn cứ xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là việc có đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng một hoặc cả hai bên kết hôn vi phạm một hoặc nhiều điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Do đó căn cứ xử hủy kết hôn trái pháp luật chính là hành vi vi phạm điều kiện kết hôn.

Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ những điều kiện kết hôn. Do vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị Tòa án xử hủy. Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải xác minh làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là xem xét, đánh giá thực chất quan hệ tình cảm, thực tế chung sống giữa hai người kết hôn trái pháp luật kể từ khi kết hôn cho đến khi Tòa án xem xét cuộc hôn nhân của họ, từ đó Tòa án có quyết định đúng đắn, bảo đảm “thấu tình, đạt lý”. Khoản 2 điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

15

“Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này”.

Theo hướng dẫn tại khoản 1 điều 4 của Thông tư liên tịch số 01/2016 thì: “Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định”

Thứ nhất, kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn

Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại điểm a khoản 1 điều 8, độ tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn, cụ thể như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Độ tuổi kết hôn được pháp luật xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học và cơ sở xã hội nhất định. Về mặt khoa học, nam và nữ kết hôn với nhau là để thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phải đạt đến độ tuổi này thì việc nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân và sinh con mới đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, việc quy định độ tuổi kết hôn còn căn cứ vào những cơ sở về mặt xã hội như quy định tuổi kết hôn tối thiểu còn đảm bảo nam nữ có các điều kiện cần thiết cho cuộc sống chung sau khi kết hôn: tâm lý, điều kiện kinh tế. Đồng thời, Việt Nam chúng ta là một nước phương Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo, với truyền thống coi trọng gia đình, từ đó hình thành nên quan niệm “ nữ thập tam, nam thập lục”. Điều này dẫn đến hiện tượng tảo hôn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi thế nên việc quy định độ tuổi hôn nhân như Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay vừa đảm bảo hôn nhân được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, vừa góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ những quan niệm về hôn nhân còn lạc hậu.

16

Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, quy định này cũng đã phát sinh một số vấn đề. Về năng lực chủ thể, quy định về tuổi kết hôn hiện nay chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định về người đã thành niên trong các ngành luật khác như Bộ luật dân sự; Bộ luật hình sự; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... Theo điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015, người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, được tham gia tất cả các quan hệ dân sự. Trong khi đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vẫn quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên mới có quyền kết hôn, như vậy vô tình đã hạn chế nhiều quyền dân sự của họ trong việc kết hôn. Nhiều trường hợp nam công dân kết hôn ở tuổi đủ 18, 19 bị coi là trái luật, trong khi về mặt pháp lý họ là người thành niên, có đủ năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện

Nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc quan trọng nhất và xuyên suốt trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân thời kỳ phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa văn minh và tiến bộ. Sự tự nguyện trong quan hệ hôn nhân được hiểu là việc người nam và nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện sự mong muốn được gắn bó trở thành vợ chồng của nhau và không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Sự tự nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo hôn nhân lâu dài và bền vững. Để đảm bảo việc hôn nhân có tính hoàn toàn tự nguyện, pháp luật không cho phép cử người đại diện trong việc kết hôn.

Theo quy định của pháp luật thì cuộc hôn nhân sẽ được coi là trái pháp luật nếu vi phạm sự tự nguyện khi có hành vi cưỡng ép kết hôn, hành vi lừa dối kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ, tự nguyện.

- Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. - Lừa dối để kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

17

- Cản trở hôn nhân là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Trường hợp kết hôn thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên bị cưỡng ép, lừa dối hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ sẽ không được thừa nhận và bị coi là kết hôn trái pháp luật, đó là căn cứ để Toà án xem xét và quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó.

Thứ ba, kết hôn trái pháp luật do kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự

Khoản 1 điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám

định”. Và theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 thì “ không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn mà hai bên nam, nữ phải tuân theo. Như vậy, một người sẽ không được quyền kết hôn khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Pháp luật quy định người kết hôn phải không bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn xuất phát từ việc đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. Bởi vì khi xác lập quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và với những người liên quan như cha mẹ, con cái. Đồng thời, mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh đó, dưới góc độ y học, tâm thần là một loại bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này sẽ gây ra sự ảnh hưởng không tốt cho những đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự. Hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng không tốt cho gia đình và xã hội, gây ra nguy cơ đe dọa chất lượng dân số.

18

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú,

nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”

(khoản 11, điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Bên cạnh đó, điểm a, khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định hôn nhân giả tạo là một trong những hành vi bị cấm kết hôn. Vì thế, kết hôn giả tạo là hành vi kết hôn trái pháp luật. Từ định nghĩa kết hôn giả tạo có thể thấy rằng, để xác định việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn giả tạo cần phải căn cứ vào mục đích của việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ. Nếu hai bên nam, nữ kết hôn với nhau không nhằm mục đích xây dựng cuộc sống gia đình mà vì nhằm đạt được một mục đích nào khác thì đều bị coi là kết hôn giả tạo và cuộc hôn nhân đó là hôn nhân trái pháp luật.

Việc pháp luật quy định kết hôn giả tạo là một trong các trường hợp cấm kết hôn là điều vô cùng cần thiết bởi trong thực tế nhiều năm qua có những trường hợp kết hôn chỉ để xuất cảnh, nhập quốc tịch nước ngoài, đây là cơ sở để hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Thông tư liên tịch số 01/2016 chưa có hướng dẫn về đường lối xử lý việc kết hôn giả tạo, nên có quy định rõ cách thức giải quyết đối với trường hợp kết hôn giả tạo theo hướng không công nhận quan hệ kết hôn giả tạo và khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy.

Thứ năm, kết hôn trái pháp luật do người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

Trong luật pháp của Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Điển hình là tại điều 36, Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn

nhau”. Trên cơ sở quy định của Hiến Pháp, khoản 1, điều 2 của Luật hôn nhân và

gia đình năm 2014 cũng khẳng định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình

19

đẳng”. Thêm vào đó, khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy

định cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống

như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”. Người đang có vợ chồng được quy

định tại khoản 4 điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016 quy định cụ thể như sau:

““Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn

nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987

mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định

của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.”

Thực tế hiện nay cho thấy, người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác diễn ra khá nhiều và có xu hướng ngày càng gia tăng. Thậm chí, có một số trường hợp còn giả mạo giấy tờ nhằm qua mặt cơ quan thực thi pháp luật dẫn tới tình trạng có hai Giấy đăng ký kết hôn với hai người khác nhau. Điều đó cho thấy hành vi vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình diễn ra ở nhiều nơi với nhiều cách thức khác nhau và để lại rất nhiều hệ lụy cho bản thân những người trong cuộc, cho gia đình, và cho xã hội.

Thứ sáu, kết hôn trái pháp luật do kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

20

Dưới góc độ y học, hôn nhân cận huyết thống chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, có khả năng tạo ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền. Bởi vì, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gen, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gen, trong số đó không tránh khỏi có vài gen lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại. Gen lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết thống chính là điều kiện thuận lợi cho những gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Việc Luật hôn nhân và gia đình quy định như vậy nhằm đảm bảo tránh gây ra những hệ lụy không tốt cho thế hệ sau, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Mặt khác, dưới góc độ phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức của người dân Việt Nam thì quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và rất được tôn trọng. Do đó, những quan hệ với họ hàng trong phạm vi ba đời và với những người có cùng dòng máu về trực hệ là không được phép và bị coi là “loạn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)