Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 58)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.4. Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn

T và chị L phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng. Tòa án đã xem xét, đánh giá chứng cứ và giải quyết đúng quy định của pháp luật đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của chị Đào Thị L, qua đó bảo vệ được quyền lợi của chị L.

Qua vụ việc này còn cho thấy, lỗ hổng lớn trong công tác hộ tịch của cán bộ Tư pháp đã dẫn đến những sai sót khi xử lý hồ sơ kết hôn, gây ảnh hưởng cho những người có quyền lợi liên quan. Cán bộ Tư pháp đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xác minh điều kiện kết hôn của người kết hôn nên đã xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng với thực tế, dẫn tới việc đương sự đã kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng. Đồng thời cũng phản ánh khả năng áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác của cơ quan áp dụng pháp luật.

Từ thực tiễn trên cho thấy, sai sót trong việc thực thi pháp luật về kết hôn cũng phụ thuộc vào năng lực trình độ của đội ngũ làm công tác thi hành, áp dụng pháp luật. Bởi vì, vấn đề được quy định khá rõ ràng, cụ thể nhưng vẫn có trường hợp xử lý không thận trọng, chuẩn xác cần phải khắc phục để hạn chế tình trạng sai phạm đáng tiếc do lỗi từ phía cơ quan thi hành, áp dụng pháp luật gây ra.

2.4. Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật pháp luật

Qua quá trình giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án nhân dân huyện A Lưới trong những năm gần đây cho thấy đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết trường hợp đều được giải quyết triệt để mối quan hệ của các bên, đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số quy định của pháp luật không phù hợp với thực tiễn, có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và các vấn đề khác khi áp dụng vào thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ đề cập những vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

43

Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền chưa có sự đồng bộ. Theo quy định khoản 2, điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như Hội liên hiệp phụ nữ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Tuy nhiên do những hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như điều kiện trong thực tiễn mà trong những năm qua các chủ thể này không thực hiện hết trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, xét ở khía cạnh thực tế, khi các bên đã chủ động kết hôn trái pháp luật thì việc tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó là khó xuất hiện. Chính vì vậy nên có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật đặc biệt là những trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn chưa được xử lý.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp xã chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện A Lưới thì số lượng công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã của huyện hiện có 40 người, trong đó, số cán bộ cấp xã đào tạo ở mức chuyên môn trung cấp chiếm 33,3%; về trình độ chính trị, không có cán bộ nào đạt trình độ cao cấp và có gần 2.6% cán bộ chỉ được đào đạo văn hóa phổ thông ở bậc Trung học cơ sở vào năm 20186. Thực tế một số cán bộ cấp xã đã được đào tạo chuyên môn chủ yếu là trung cấp, đại học tại chức, thậm chí có người còn chưa có bằng cấp, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm và đội ngũ lãnh đạo đều ở độ tuổi cao, một số khác thường kiêm nhiệm nhiều việc, do đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình xác minh tính tự nguyện, tình trạng hôn nhân của các đương sự khi đăng ký kết hôn dẫn đến việc đăng ký kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh đó, với tâm lý nể nang, quen biết, một số cán bộ đã tiến hành đăng ký kết hôn cho các bên nam, nữ khi không đủ điều kiện kết hôn. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thực trạng kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng biện pháp chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật ở huyện A Lưới hiện nay.

Thứ ba, tính khả thi của việc thực hiện quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án. Các trường hợp cấm kết hôn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ; phù hợp với thực tiễn xã hội, kế thừa,

44

phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể về việc cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định Bộ luật dân sự, một người chỉ bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật dân sự). Do đó, đối với trường hợp chưa bị Tòa án tuyên bố theo quy định trên thì còn có những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật như: (1) vẫn được kết hôn vì không vi phạm điều cấm; (2) không được kết hôn do vi phạm điều kiện về tự nguyện trong kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, khi Tòa án thụ lý giải quyết về hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng bản thân đương sự và Uỷ ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng đã không đồng tình với quyết định của Tòa án vì cho rằng, việc đăng ký kết hôn trong trường hợp này là đúng luật. Vì vậy, khi đã có quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng thường khó được thi hành do cơ chế cưỡng chế thi hành loại án này chưa cụ thể.

Những khó khăn, vướng mắc trên đây không những làm ảnh hưởng đến sự ổn định của quan hệ hôn nhân và gia đình; đến việc thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự mà còn làm giảm hiệu quả của công tác thi hành pháp luật; ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Do vậy, khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp có tính tham khảo nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả của vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những vấn đề lý luận, bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật, cũng như thực trạng áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2015 đến năm 2018. Trong những năm qua, mặc dù số lượng kết hôn trái pháp luật có xu hướng giảm nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trong đó chủ yếu là từ ảnh hưởng của phong tục tập quán, điều kiện kinh tế cũng như hiểu biết pháp luật và trách nhiệm từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Song song đó, thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật tại đây cũng là một điều đáng lo ngại, bởi trên thực tế số lượng yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật rất thấp, thậm chí có năm còn không có vụ nào. Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề trong chương 2 là cơ sở và nền tảng để tác giả đánh giá, hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

46

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ

HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật

Thứ nhất, về quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, các cơ quan khác nhau thực hiện việc quản lý nhà nước đối với từng mảng công tác riêng. Cơ quan Văn hóa - Thể thao và Du lịch các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác gia đình; Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác trẻ em. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền yêu cầu khởi kiện của Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em (điều 10). Quy định này là phù hợp với thực tiễn và thống nhất với các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 sự về quyền yêu cầu hủy việc việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, tác giả cho rằng để thực thi pháp luật về quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật một cách hiệu quả, cần xác định rõ thẩm quyền này thuộc Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em ở cấp nào. Quy định cụ thể cấp có thẩm quyền thực hiện quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật là đảm bảo quyền yêu cầu trên thực tế, có như vậy mới phát huy được vai trò của chủ thể yêu cầu trong việc phát hiện các vi phạm pháp luật về kết hôn trái pháp luật nhằm bảo đảm trật tự xã hội và lợi ích công cộng.

Thứ hai,theo quy định tại điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm “người bị cưỡng ép kết hôn”, “bị lừa dối kết hôn”. Như đã phân tích trên, thực tiễn xã hội cho thấy người thực hiện hành vi cưỡng ép, lừa dối người khác kết hôn với mình với mục đích để mong muốn đạt được mục đích kết hôn với người đó nhưng trong quá trình chung sống gia đình không hạnh phúc, không được theo ý muốn hoặc với một lý do nào

47

đó, họ muốn huỷ việc kết hôn trái hôn trái pháp luật của chính mình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người có hành vi cưỡng ép, lừa dối, ép buộc người khác kết hôn với mình không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó, họ chỉ có thể bị hủy khi các chủ thể khác như cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu. Do đó, theo tác giả việc quy định quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là chưa hợp lý cần quy định “Người bị cưỡng ép, bị lừa dối, người ép buộc kết hôn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án

huỷ việc kết hôn trái pháp luật”. Có như vậy, việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân hiện nay.

Thứ ba, căn cứ quy định tại Điều 29 và Điều 361 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hủy việc kết hôn trái pháp luật là một trong những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Như vậy, trình tự thủ tục giải quyết các quan hệ nhân thân, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ tài sản không có tranh chấp sẽ tuân theo những quy định chung về giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết lại phát sinh thêm các vấn đề về tranh chấp đối với việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, tranh chấp về tài sản nhưng đương sự không thỏa thuận được nên mỗi Tòa án có mỗi quan điểm giải quyết khác nhau do pháp luật chưa có hướng dẫn chung. Vì vậy, tác giả kiến nghị Tòa án nhân dân tối cáo cần có văn bản hướng dẫn thống nhất về vấn đề này, cần phân định rõ các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật đâu là việc dân sự, đâu là vụ án dân sự.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)