8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.1. Thực trạng kết hôn trái pháp luật
Trong những năm qua, với sự vận động và phát triển của kinh tế - xã hội, quan hệ hôn nhân và gia đình đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ, cách nhìn nhận của con người về lĩnh vực này cũng đã đúng đắn hơn rất nhiều. Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quan hệ hôn nhân ngày càng bền vững, tiến bộ và được cải thiện đáng kể. Song cần nhìn nhận khách quan rằng, dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa – kinh tế - xã hội, kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tồn tại khá phổ biến. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân những người kết hôn, tới con cái của họ, mà còn kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của toàn xã hội.
Cũng như những địa phương nằm trong vùng có nền kinh tế - xã hội khó khăn, A Lưới được biết đến là một huyện miền núi biên giới với đời sống vật chất và tinh thần của người dân chưa thực sự phát triển, tâm lý mong sớm có người nối dõi, kết hôn sớm để có thêm người làm nương rẫy... do đó, việc nam nữ đăng ký kết hôn khi chưa đạt đến độ tuổi quy định của pháp luật khá là phổ biến. Cụ thể, theo khảo sát cho thấy vấn nạn này ở A Lưới đang là một vấn đề đáng báo động.
Bảng 2.1 Thống kê tình hình tảo hôn tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị: vụ việc STT Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Thị trấn 0 0 0 1 2 Hồng Bắc 1 0 0 1 3 Hồng Kim 4 0 1 0 4 Bắc Sơn 1 1 0 0
33 5 Hồng Trung 4 1 2 0 6 Hồng Vân 2 0 0 2 7 Hồng Thủy 0 0 2 1 8 Hồng Hạ 3 4 5 0 9 Hương Nguyên 2 1 3 0 10 Sơn Thủy 0 0 0 1 11 A Ngo 0 2 4 1 12 Hồng Quảng 2 0 2 2 13 Nhâm 2 3 3 1 14 Hồng Thái 0 4 1 3 15 Hồng Thượng 5 5 1 3 1 16 Phú Vinh 0 0 0 0 17 Hương Phong 0 0 0 0 18 Đông Sơn 1 0 5 1 19 Hương Lâm 2 2 2 2 20 A Đớt 1 0 1 2 21 A Roàng 0 0 1 1 Tổng cộng 30 19 35 20
(Nguồn: Trung tâm y tế huyện A Lưới)
Chiếu theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi bên nữ chưa đủ 18 tuổi, bên nam chưa đủ 20 tuổi hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi nêu trên. Vì vậy, tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật, cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; …”.
34
Trên thực tế, có trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn và tảo hôn không đăng ký kết hôn. Mặc dù chúng đều là hành vi vi phạm pháp luật nhưng lại có bản chất pháp lý khác nhau. Hành vi tảo hôn có đăng ký kết hôn giữa bên nam và nữ được coi là hành vi kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi và ngược lại hành vi không tiến hành đăng ký kết hôn được coi là hành vi sống chung như vợ chồng.
Theo bảng thống kê trên, từ năm 2015 đến năm 2018, ở A Lưới có đến 104 trường hợp tảo hôn, thậm chí năm 2017, A Lưới có đến 35 trường hợp vi phạm, tức là cứ 17 cặp kết hôn lại có 01 cặp tảo hôn. Cho tới nay, tỷ lệ tảo hôn ở đây vẫn chưa giảm nhiều. Vi phạm về độ tuổi kết hôn chiếm 3.3% đến 6.4% mỗi năm4.
Song song đó, các trường hợp kết hôn vi phạm pháp luật khác vẫn tồn tại nhưng với xu hướng thấp hơn. Theo thống kê, ở A Lưới có 02 trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm về quan hệ huyết thống trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 và không có trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính hay kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.
Xuất phát từ những thực trạng trên, kết hôn trái pháp luật tại A Lưới là một trong những vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những biện pháp nhằm giáo dục ý thức pháp luật trong dân cư, cần phải có những biện pháp hữu hiệu khác nhằm hạn chế việc kết hôn trái pháp luật ở địa bàn huyện A Lưới.