Kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch và cán bộ xét xử

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 58 - 60)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.1.Kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch và cán bộ xét xử

đủ tiêu chuẩn quy định của pháp luật

Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu ra khỏi đời sống ở A Lưới sẽ đạt được hiệu quả không nhỏ nếu có sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết từ phía cơ quan địa phương. Thực tế cho thấy, trình độ dân trí thấp và tỉ lệ kết hôn trái pháp luật ở đây khá cao, trong khi đó công tác truyền thông còn nhiều bất cập, khó

48

khăn nên việc nâng cao trình độ của cán bộ tư pháp hộ tịch cũng như cán bộ xét xử là vô cùng cấp thiết và khả thi. Ví dụ, để hạn chế tình trạng nhiều người thực tế đã rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự vẫn được cho đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự, nếu cán bộ hộ tịch được trang bị đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế thì có thể kiểm tra, xem xét loại bỏ việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp vi phạm điều kiện kết hôn này.

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch và cán bộ xét xử là một trong những mục tiêu quan trọng tại huyện A Lưới. Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức từng bước bố trí, sắp xếp để

tiến tới 100% đạt chuẩn. Nội dung thi tuyển ngoài hiểu biết pháp luật nói chung, cần coi trọng kiểm tra, sát hạch về kỹ năng xử lý tình huống. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, khách quan, công khai, khuyến khích nhưng cần đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Hai là, tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ

nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ Tư pháp hộ tịch và cán bộ xét xử phải là những người gương mẫu, tự giác trong chấp hành pháp luật; phải biết lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của dân.

Ba là, kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ ở cơ sở phát huy được khả

năng và trí tuệ phục vụ công việc được giao. Tạo điều kiện cho các cán bộ rèn luyện các kỹ năng trong việc giải quyết, xử lý các tình huống và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ làm công tác Tư pháp - hộ tịch.

Bốn là, hàng năm, cấp huyện phải tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ; kiên

quyết đưa ra khỏi vị trí công tác những cán bộ, công chức có năng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, phục vụ nhân dân kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

49

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 58 - 60)