Do hiểu biết pháp luật Hôn nhân và gia đình còn hạn chế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 48)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.2.Do hiểu biết pháp luật Hôn nhân và gia đình còn hạn chế

Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các trường hợp kết hôn trái pháp luật là do trình độ nhận thức pháp luật Hôn nhân và gia đình của người dân còn hạn chế. Thực tế cho thấy, tại một số vùng tại A Lưới do trình độ dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế đã tác động làm gia tăng tình trạng kết hôn trái pháp luật.

Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới, từ năm 2015 – 2018, tỉ lệ biết chữ ở nhóm dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên ở mức thấp, chỉ từ 5,61% đến 17,23%, tỉ lệ người dân mù chữ và tái mũ chữ trong độ tuổi hôn nhân còn

36

cao. Kết quả điều tra người mù chữ và tái mù chữ ở nhóm tuổi 15-25 chiếm 1,7%, trong đó tỷ lệ phụ nữ dân tộc tái mù chữ chiếm 1,1%, ở nhóm tuổi 26-35 chiếm 3,01% và ở nhóm tuổi 36-60 chiếm 4,6%5. Chính tình trạng người dân không biết chữ, không thạo tiếng phổ thông ở một số địa bàn huyện A Lưới nên rất khó có thể tiếp thu kiến thức pháp luật, đặc biệt là kiến thức về Hôn nhân và gia đình.

Tương tự như vậy, có nhiều trường hợp các bên nam nữ đã đăng kí kết hôn nhưng mức độ hiểu biết về luật Hôn nhân và gia đình còn hạn chế.

Biểu đồ 2.1. Khảo sát mức độ hiểu biết về điều kiện đăng ký kết hôn

(Nguồn: Phiếu khảo sát phục vụ việc nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường)

Theo cuộc khảo sát nghiên cứu tại huyện A Lưới, có đến 29/40 trường hợp không trả lời đúng về những câu hỏi liên quan đến quy định pháp luật về đăng ký kết hôn, trong đó có 7/29 trường hợp trả lời sai hoàn toàn, 22/29 trường hợp trả lời sai 35-55%. Thực tế ở đây cho thấy còn trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên hôn nhân của họ được xác lập trước

5 Báo cáo thống kê số người mù chữ các độ tuổi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Giáo dục đào tạo huyện A Lưới 27% 55% 18% Trả lời đúng 100% Trả lời đúng 35-50% Trả lời sai

37

ngày 03/01/1987 nên vẫn được nhà nước công nhận. Mặc dù vậy nhưng do hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình còn hạn chế nên họ cho rằng đó là cuộc hôn nhân không hợp pháp nên nếu không sống chung với nhau thì cũng không cần tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật mà vẫn có thể kết hôn với người khác. Do đó mà trong trường hợp này đương sự đã tồn tại hai quan hệ hôn nhân, trong đó quan hệ hôn nhân thứ hai là hôn nhân trái pháp luật.

Có thể thấy, ý thức pháp luật hôn nhân và gia đình của một bộ phận nhân dân còn thấp nên đã tác động dẫn đến tình trạng kết hôn trái pháp luật vẫn còn duy trì và tiếp diễn trên thực tế, nhất là đối với nhóm phụ nữ dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 48)