Do sai sót của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng kí kết hôn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48)

8. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.4. Do sai sót của các cơ quan có thẩm quyền trong việc đăng kí kết hôn

Việc loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về kết hôn ra khỏi đời sống xã hội đạt được hiệu quả không nhỏ nếu có sự can thiệp một cách mạnh mẽ, kiên quyết

38

từ phía cơ quan địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế thực trạng kết hôn trái pháp luật vẫn diễn ra và một phần lỗi không nhỏ thuộc về chính quyền địa phương. Trong những năm qua, đã có nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật do cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không chính xác hoặc do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn không kiểm tra, xem xét kĩ điều kiện kết hôn của các bên kết hôn nên đã cấp giấy chứng nhận đăng lý kết hôn cho các bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Có nhiều trường hợp cán bộ thực thi nhiệm vụ phát hiện ra những vi phạm nhưng vì nể nang là chỗ thân quen, người làng, người xã nên vẫn giúp họ giải quyết các công việc không đủ điều kiện theo quy định hoặc biết việc vi phạm nhưng cố tình làm ngơ, điều này kéo theo hệ lụy phát sinh các trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc hôn nhân tiến bộ, bền vững. 2.3. Thực trạng áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hôn nhân là một trong những quan hệ xã hội cơ bản, vì vậy giải quyết các vụ việc về Hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực khá phổ biến tại địa bàn A Lưới. Từ năm 2015 đến năm 2018, tổng số vụ việc liên quan đến Hôn nhân và gia đình mà Tòa án nhân dân huyện A Lưới thụ lý giải quyết là 249 vụ và có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể số lượng vụ án mỗi năm như sau:

Bảng 2.2 Thống kê án hôn nhân và gia đình giai đoạn 2015-2018

Loại việc

Năm

Ly hôn Hủy việc

kết hôn trái pháp luật Tranh chấp cấp dưỡng Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 2015 40 00 00 00 00 2016 72 00 00 00 00 2017 66 01 00 00 00

39

Đơn vị: vụ việc

(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện A Lưới)

Theo bảng thống kê các án hôn nhân và gia đình giai đoạn 2015-2018 do Tòa án nhân dân huyện A Lưới cung cấp cho thấy loại vụ việc về hủy việc kết hôn trái pháp luật chiếm tỉ lệ không cao. Phần lớn các trường hợp yêu cầu giải quyết hôn nhân đều là thuận tình ly hôn (chiếm tỉ lệ từ 98 đến 99%). Các loại án còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp, mỗi năm Tòa án nhân dân huyện A Lưới chỉ thụ lý 00 – 01 vụ án và có những án hôn nhân không có yêu cầu nào trong suốt 4 năm như tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp cấp dưỡng, chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Trong đó, án hủy kết hôn trái pháp luật chỉ chiếm 0.14% (năm 2017) so với tổng số các loại án hôn nhân, thậm chí có năm còn không có vụ án nào được thụ lý giải quyết. Điều này cho thấy quan điểm về hôn nhân và gia đình ngày nay đã có sự cải tiến, các trường hợp kết hôn do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập; kết hôn giữa bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa bố mẹ nuôi với con nuôi hoặc những người đã từng là bố mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn cùng giới tính đã giảm đáng kể nên số lượng yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng không cao. Song chúng ta cần nhìn nhận khách quan rằng, thực trạng kết hôn trái pháp luật trên thực tế chiếm số lượng khá lớn, đặc biệt là vấn nạn tảo hôn nhưng tỷ lệ áp dụng chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật còn hạn chế. Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhiều chủ thể còn hạn chế nên việc tự nguyện tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Cũng có không ít cặp tảo hôn sẵn sàng lên xã nộp phạt. Họ coi việc nộp phạt là đã tuân thủ pháp luật và sau khi nộp phạt thì họ đương nhiên được xã công nhận là vợ chồng theo pháp luật. Ngoài ra, có khi cặp vợ chồng tảo hôn lại là người thân quen của cán bộ xã nên xã vẫn cho tổ chức cưới hỏi rồi đợi đủ tuổi để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn chứ không hề đặt ra vấn đề xử phạt. Có nhiều trường hợp cán bộ thực thi nhiệm vụ phát hiện ra những vi phạm của công dân nhưng vì nể nang là chỗ thân quen, người làng, người xã nên vẫn giúp họ giải quyết các công việc không đủ điều kiện theo quy định hoặc biết việc

40

vi phạm nhưng cố tình làm ngơ.các chủ thể thường đợi đến đủ tuổi để công nhận mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, đồng thời chấp nhận nộp phạt không thể không kể đến là một số chủ thể có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật hầu như không tham gia khởi kiện yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, đó là Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng này theo chúng tôi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật tại A Lưới nói riêng và cả nước nói chung.

Mặt khác, theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện A Lưới, từ năm 2015 đến năm 2018, thực tiễn giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình như sau:

Bảng 2.3 Tình hình giải quyết các vụ việc kết hôn trái pháp luật từ năm 2015 đến năm 2018 Đơn vị: vụ việc Năm Thụ lý Tạm đình chỉ Đình chỉ Quyết định Tồn động 2015 00 00 00 00 00 2016 00 00 00 00 00 2017 01 00 00 01 00 2018 00 00 00 00 00

(Nguồn: Tòa án nhân dân huyện A Lưới)

Căn cứ vào bảng số liệu trên cho thấy, các vụ án về hủy việc kết hôn trái pháp luật đều được giải quyết bằng bản án sơ thẩm, không có kháng cáo kháng nghị. Các vụ án khi thụ lý đều được giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh đó, thực tiễn quá trình giải quyết cho thấy các vụ án về kết hôn trái pháp luật đều bị hủy mà không có quyết định công nhận vợ chồng hay bác yêu cầu của các bên. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu là do tại thời điểm Tòa án thụ lý giải quyết, các bên tuy họ đã đủ điều kiện kết hôn nhưng cuộc sống hôn nhân của họ không hạnh phúc, tình trạng hôn nhân ngày càng trầm trọng nên các bên đương sự đểu có mong muốn hủy cuộc hôn nhân trái pháp luật đó. Vì vậy, Tòa án khi giải

41

quyết đều đưa ra quyết định sơ thẩm là hủy việc kết hôn trái pháp luật đó để đảm bảo thực thi quan hệ hôn nhân và gia đình.

Mặt khác, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, phần lớn các đương sự đều phối hợp giải quyết với Tòa án, tránh tốn kém thời gian của các bên nên các vụ việc đều được giải quyết nhanh chóng, không có quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ. Đáng lưu ý là hầu hết các vụ việc đều được giải quyết triệt để, không có án tồn động như các loại án hôn nhân khác (ly hôn, tranh chấp cấp dưỡng,..). Điều này cho thấy, thực tiễn giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật tại Tòa án nhân dân huyện A Lưới trong những năm qua đã đạt được những hiệu quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc củng cố chế độ hôn nhân và gia đình, tránh các trường hợp vi phạm pháp luật và có yêu cầu nhưng không được xử lý dẫn đến các hậu quả tác động tiêu cực trong xã hội.

Nội dung bản án số 31/2017/HNGD-ST ngày 28/06/2017 về việc hủy kết hôn trái pháp luật mà Tòa án nhân dân huyện A Lưới đã giải quyết như sau:

Chị Đào Thị L, sinh năm 1987 (trú tại Thôn Q, xã S, huyện AL, tỉnh Thừa Thiên Huế) gửi đơn đến Tòa án nhân dân huyện A Lưới trình bày chị và anh Nguyễn Huỳnh T đã đăng ký kết hôn, được UBND xã S cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số 70 quyền số 01/2014 ngày 04/4/2014. Tuy nhiên, trong quá trình chung sống với chị mới phát hiện anh T còn có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với chị Nguyễn Thị Vân A do UBND phường T, thành phố H, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận kết hôn. Vì vậy, chị yêu cầu Tòa án nhân dân huyện AL hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị và anh Nguyễn Huỳnh T. Đề nghị của chị Đào Thị L được Tòa án nhân dân huyện AL chấp nhận và đã ra quyết định hủy việc kết hôn giữa anh Nguyễn Huỳnh T và chị Đào Thị L, buộc anh T và chị L phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng.

TAND huyện A Lưới xét thấy vụ việc này vi phạm điều kiện kết hôn là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Vì vậy, tại Bản án số: 26/2013/HNGĐ-ST ngày 12/9/2013 của TAND huyện A Lưới đã quyết định: Áp dụng các Điều 8; Điều 10; Điều 11; Điều 12; Điều 81; Điều 82; Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014,

42

tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Huỳnh T và chị Đào Thị L, buộc anh T và chị L phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng. Tòa án đã xem xét, đánh giá chứng cứ và giải quyết đúng quy định của pháp luật đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của chị Đào Thị L, qua đó bảo vệ được quyền lợi của chị L.

Qua vụ việc này còn cho thấy, lỗ hổng lớn trong công tác hộ tịch của cán bộ Tư pháp đã dẫn đến những sai sót khi xử lý hồ sơ kết hôn, gây ảnh hưởng cho những người có quyền lợi liên quan. Cán bộ Tư pháp đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm xác minh điều kiện kết hôn của người kết hôn nên đã xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng với thực tế, dẫn tới việc đương sự đã kết hôn trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc một vợ, một chồng. Đồng thời cũng phản ánh khả năng áp dụng pháp luật chưa thực sự chính xác của cơ quan áp dụng pháp luật.

Từ thực tiễn trên cho thấy, sai sót trong việc thực thi pháp luật về kết hôn cũng phụ thuộc vào năng lực trình độ của đội ngũ làm công tác thi hành, áp dụng pháp luật. Bởi vì, vấn đề được quy định khá rõ ràng, cụ thể nhưng vẫn có trường hợp xử lý không thận trọng, chuẩn xác cần phải khắc phục để hạn chế tình trạng sai phạm đáng tiếc do lỗi từ phía cơ quan thi hành, áp dụng pháp luật gây ra.

2.4. Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật pháp luật

Qua quá trình giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án nhân dân huyện A Lưới trong những năm gần đây cho thấy đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết trường hợp đều được giải quyết triệt để mối quan hệ của các bên, đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình trong xã hội, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số quy định của pháp luật không phù hợp với thực tiễn, có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), có những quy định chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau, có những quy định chưa bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và các vấn đề khác khi áp dụng vào thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ đề cập những vướng mắc, bất cập khi áp dụng biện pháp hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:

43

Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan chính quyền chưa có sự đồng bộ. Theo quy định khoản 2, điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như Hội liên hiệp phụ nữ; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em. Tuy nhiên do những hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như điều kiện trong thực tiễn mà trong những năm qua các chủ thể này không thực hiện hết trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, xét ở khía cạnh thực tế, khi các bên đã chủ động kết hôn trái pháp luật thì việc tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật đó là khó xuất hiện. Chính vì vậy nên có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật đặc biệt là những trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn chưa được xử lý.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ cán bộ Tư pháp xã chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện A Lưới thì số lượng công chức Tư pháp – hộ tịch cấp xã của huyện hiện có 40 người, trong đó, số cán bộ cấp xã đào tạo ở mức chuyên môn trung cấp chiếm 33,3%; về trình độ chính trị, không có cán bộ nào đạt trình độ cao cấp và có gần 2.6% cán bộ chỉ được đào đạo văn hóa phổ thông ở bậc Trung học cơ sở vào năm 20186. Thực tế một số cán bộ cấp xã đã được đào tạo chuyên môn chủ yếu là trung cấp, đại học tại chức, thậm chí có người còn chưa có bằng cấp, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm và đội ngũ lãnh đạo đều ở độ tuổi cao, một số khác thường kiêm nhiệm nhiều việc, do đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình xác minh tính tự nguyện, tình trạng hôn nhân của các đương sự khi đăng ký kết hôn dẫn đến việc đăng ký kết hôn trái pháp luật. Bên cạnh đó, với tâm lý nể nang, quen biết, một số cán bộ đã tiến hành đăng ký kết hôn cho các bên nam, nữ khi không đủ điều kiện kết hôn. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến thực trạng kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng biện pháp chế tài hủy việc kết hôn trái pháp luật ở huyện A Lưới hiện nay.

Thứ ba, tính khả thi của việc thực hiện quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật của Tòa án. Các trường hợp cấm kết hôn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ; phù hợp với thực tiễn xã hội, kế thừa,

44

phát huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ ràng, cụ thể về việc cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định Bộ luật dân sự, một người chỉ bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên người đó mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật dân sự). Do đó, đối với trường hợp chưa bị Tòa án tuyên bố theo quy định trên thì còn có những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật như: (1) vẫn được kết hôn vì không vi phạm điều cấm; (2) không được kết hôn do vi phạm điều kiện về tự nguyện trong kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, khi Tòa án thụ lý giải quyết về hủy việc kết hôn trái pháp luật nhưng bản thân đương sự và Uỷ ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cũng đã không đồng tình với quyết định của Tòa án vì cho rằng,

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN : THỰC TRẠNG HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)